Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đại biểu Quốc hội đề xuất nghiên cứu, xem xét lại quy định về đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Hoàng Quý - 17:30, 27/05/2024

Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đề xuất nghiên cứu, xem xét lại quy định về đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn)
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn)

Theo đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn), tại khoản 1 Điều 20 quy định công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện: Đủ 75 tuổi trở lên; Không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định của Chính phủ; có đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; khoản 2 của Điều này quy định công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, đồng thời bảo đảm quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội”.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho biết, độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được quy định trong Luật, do Quốc hội quyết định, quy định. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 20 dự thảo Luật quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tại điểm a khoản 1 Điều này phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ theo đề nghị của Chính phủ. Đại biểu đề nghị, cần nghiên cứu, xem xét lại nội dung quy định này để bảo đảm phù hợp, thống nhất, đúng thẩm quyền.

Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, dự thảo Luật cũng có quy định ngoại lệ đối với đối tượng được ưu tiên, theo đó người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng thì chỉ cần “từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi” sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Tuy nhiên đối với quy định về giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì lại chỉ đối với điểm a khoản 1 là trường hợp “Đủ 75 tuổi trở lên”.

Để bảo đảm phù hợp, thống nhất, đại biểu đề nghị theo hướng khi giảm dần độ tuổi ở điểm a khoản 1 thì đồng thời độ tuổi đối với trường hợp ở khoản 2 cũng sẽ giảm tương ứng, bởi nếu không sẽ dẫn đến có thể có trường hợp khi giảm độ tuổi nhiều lần ở điểm a khoản 1 sẽ về bằng với độ tuổi tại khoản 2 (lúc này sẽ không còn là quy định ưu tiên nữa, và trường hợp này người hưởng bình thường với người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn độ tuổi lại là như nhau).

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị)
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị)

Cùng quan tâm với vấn đề trợ cấp hưu trí xã hội, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho biết, theo quy định tại dự thảo luật, điều kiện đầu tiên để công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là khi đủ 75 tuổi trở lên hoặc từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đại biểu cho rằng cần rà soát, nghiên cứu mở rộng đối tượng đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được hưởng chính sách trợ cấp hưu trí xã hội.

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị nâng thời gian đóng BHXH bắt buộc từ 6 tháng lên 9 tháng trở lên. Theo đó, Điểm 2 Điều 52 sửa thành: “Đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi” để tránh trục lợi hưởng chế độ thai sản.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận