Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đặc sản của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An

Nga Anh (T/h) - 10:49, 23/08/2021

Ẩm thực của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An vô cùng phong phú, đa dạng và hội tụ những nét văn hóa bản địa đặc trưng. Chỉ cần thưởng thức một lần, du khách khó có thể quên các món ăn được đồng bào sáng tạo từ bao đời nay.

Ẩm thực của người Thái (Nghệ An)
Ẩm thực của người Thái (Nghệ An)

Nậm pịa

Nậm pịa là món ăn được làm từ dịch trong ruột non của bò, ngựa, trâu... Nậm pịa có vị ngăm đắng nhưng bùi và thơm, thường được dùng để chấm xôi, ăn với đồ luộc, nướng hoặc làm nộm. Nậm pịa là món ăn không thể thiếu trong những ngày trọng đại hoặc tiếp khách quý của người Thái.

Món Nậm pịa
Món Nậm pịa

Lạp

Lạp (hay nộm thịt sống), được chế biến từ thịt hươu,nai, hoẵng hoặc cá. Có hai loại lạp là lạp sống (dành cho đàn ông) và lạp chín (dành cho phụ nữ, trẻ em). Khi làm lạp sống, người ta chọn phần thịt nạc ngon nhất như đùi, mông của con thú, thái lát mỏng, to bản rồi dùng gạo nếp chà cho hết nhớt và thấm khô. Sau đó, người ta thái miếng thịt thật nhỏ, trộn với nước măng chua và thưởng thức. Để làm món lạp chín, người ta thay bằng thịt băm nhỏ, rang lên cho dậy mùi rồi đổ nước măng chua vào và thưởng thức.

Món lạp sau khi hoàn thành
Món lạp sau khi hoàn thành

Làm lạp cá thì phải lọc thịt cá ra, thái lát mỏng rồi ngâm với nước măng chua khoảng 15 phút, sau đó vớt ra vắt kiệt nước rồi trộn với gia vị: các loại rau thơm thái nhỏ, tiêu, ớt, gừng, mắm muối… trộn đều với nhau. Khi tất cả các nguyên liệu đã ngấm gia vị, dùng tay bót nát phần da cá đã được nướng vàng cánh gián, rải đều lên phía trên đĩa. Nét độc đáo của lạp cá so với món ăn khác chính là ở mùi thơm từ da cá nướng.

Mọc

Mọc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Thái. Trước tiên, người ta ngâm gạo tấm cho mềm, sau đó, băm sả trộn cùng thịt lợn hoặc cá tươi và chút tiêu rừng, muối; sau đó, gói lại bằng lá chuối rồi hấp cách thủy. Khi mọc chín, người ta tháo lạt, bóc lá ra và thưởng thức. Hương thơm của sả, vị béo của thịt, cá hòa quyện trong lớp gạo sánh, dẻo sẽ khiến du khách khó có thể quên được món ăn độc đáo này.

Món mọc của người Thái
Món mọc của người Thái

Trứng kiến

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3, 4 là mùa săn trứng kiến của đồng bào Thái ở miền Tây Nghệ An. Trứng kiến được chế biến thành nhiều món như cuốn lá chuối nướng, nấu canh măng chua, xào dưa chuột... Món trứng kiến cũng được người dân miền xuôi ưa thích bởi độ ngọt, bùi, béo và mỗi khi cắn, trứng kiến vỡ trong miệng tỏa ra hương thơm vô cùng hấp dẫn.

Trứng kiến
Trứng kiến

Chẻo

Chẻo là món không thể thiếu trong mâm cơm hằng ngày của người Thái ở miền Tây xứ Nghệ. Từ quả đậu tương ngâm lên men, người ta gói vào lá chuối rồi nướng trên than hồng, sau đó giã nhuyễn cùng lá hẹ và trộn với muối, ớt, bột ngọt... Chẻo thường được ăn với xôi hoặc cơm, khi ăn có vị bùi của đậu tương, cay của ớt, tiêu và hương thơm của lá hẹ tạo nên hương vị độc đáo khó quên.

Phụ nữ dân tộc Thái Nghệ An chế biến ẩm thực
Phụ nữ dân tộc Thái Nghệ An chế biến ẩm thực
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.