Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đặc sắc lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường

PV - 17:03, 22/04/2021

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tái hiện nghi lễ Mát nhà đặc sắc của dân tộc mình.

Thầy mo thực hiện các nghi thức cúng trong lễ Mát nhà. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy mo thực hiện các nghi thức cúng trong lễ Mát nhà. Ảnh: Diễm Quỳnh

Đồng bào dân tộc Mường có nhiều nghi lễ độc đáo và đặc sắc, trong đó có Lễ Mát nhà như là một lễ giải hạn, để xua đuổi hóa giải những điều xấu, cầu cho con người, nhà cửa, cây trồng vật nuôi trong gia đình luôn luôn mạnh khỏe, mọi điều tốt tươi, may mắn. Lễ Mát nhà thường được tổ chức vào dịp đầu năm.

Thầy mo mời các vị thần về thụ hưởng đồ lễ cùng con cháu. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy mo mời các vị thần về thụ hưởng đồ lễ cùng con cháu. Ảnh: Diễm Quỳnh

Lễ cúng thường được thực hiện bởi thầy Mo, người đóng vai trò kết nối giữa thần linh và con người. Lễ vật thường có: gà, vịt, cá suối, xôi ba màu, rượu… Tất cả những lễ vật đều mang những ý nghĩa quan trọng trong đời sống người Mường.

Cỗ cúng được chuẩn bị đầy đủ những món ăn truyền thống của người Mường, đặc biệt là xôi ba màu. Ảnh: Diễm Quỳnh
Cỗ cúng được chuẩn bị đầy đủ những món ăn truyền thống của người Mường, đặc biệt là xôi ba màu. Ảnh: Diễm Quỳnh

Trong lễ vật không thể thiếu một con vịt, tượng trưng cho phương tiện di chuyển đưa các vị thần từ Mường Trời xuống trần gian. Bên cạnh những mâm cỗ dành cho các vị thần, gia chủ cũng chuẩn bị những mâm cỗ cúng tà ma. Trong đó có một con gà luộc chín. Những mâm cỗ này được đặt ở vị trí gần cửa chính nhất với quan niệm những chuyện xấu xảy ra là do tà ma quấy nhiễu, do vậy sẽ cho ma ăn một bữa thật no rồi xua đuổi ra khỏi nhà theo cửa chính, làm phép để tà ma không quay lại nữa.

Con cháu trong nhà tập trung đông đủ để cùng với thầy mo thực hiện nghi lễ. Ảnh: Diễm Quỳnh
Con cháu trong nhà tập trung đông đủ để cùng với thầy mo thực hiện nghi lễ. Ảnh: Diễm Quỳnh

Lễ cúng được bắt đầu tại nơi cửa sổ chính, thầy mo sẽ ngồi tại vị trí giành cho những người có chức vụ cao nhất trong nhà. Để lễ Mát nhà được theo đúng ý nguyện, thầy mo mời thần hoàng bàn thổ, thổ công bản địa, sau đó mới thỉnh các vị thần thánh anh em, hay còn gọi là các vị thần nông nghiệp từ Mường Trời về. Nghi lễ có ý nghĩa mở tiệc dâng các ngài, sau đó sẽ giúp đỡ xua đuổi tà ma, bắt đi những điều xấu, phù hộ cho gia chủ làm ăn khấm khá, con cháu khỏe mạnh. Tiếp theo sau đó, thầy mo mời các đấng bề trên thụ hưởng lễ vật, thưởng thức rượu cần của dân tộc Mường.

Chiếc quạt trên tay thầy mo nhằm xua đuổi điều xấu, đem lại những điều tốt lành cho mọi người. Ảnh: Diễm Quỳnh
Chiếc quạt trên tay thầy mo nhằm xua đuổi điều xấu, đem lại những điều tốt lành cho mọi người. Ảnh: Diễm Quỳnh

Sau khi các vị thần hưởng lễ vật, thầy mo xin âm dương, nhằm cầu mong các vị thần thánh phù hộ cho đất Mường được bình an, mưa thuận gió hoà.

Thầy mo cầm bát nước và một nhánh cây đi quanh nhà để làm mát cho mọi vật. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy mo cầm bát nước và một nhánh cây đi quanh nhà để làm mát cho mọi vật. Ảnh: Diễm Quỳnh

Chiếc quạt trên tay thầy mo là nghi lễ quạt đi những khí xấu, lấy lại những khí tốt đẹp, khí mát cho gia chủ. Nghi lễ này có ý nghĩa rất quan trọng bởi người Mường quan niệm, quyền năng từ chiếc quạt mà thầy mo sử dụng có sức mạnh tối thượng chống lại tà ma. Thầy mo sẽ làm phép và vẩy nước quanh nhà gia chủ cùng với những lời chú nguyện mang điều may mắn đến với gia chủ.

Thầy mo buộc sợi chỉ đỏ may mắn cho mọi người trong buổi lễ. Ảnh: Diễm Quỳnh
Thầy mo buộc sợi chỉ đỏ may mắn cho mọi người trong buổi lễ. Ảnh: Diễm Quỳnh

Sau khi đồ vật trong nhà đều được làm mát, thầy mo lại tiếp tục thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay, cầu phúc cho gia chủ và mọi người. Sợi chỉ đỏ được thầy mo đọc chú và buộc vào cổ tay, nam tay trái, nữ tay phải, giúp cho mọi người luôn gặp may mắn bình an, tai qua nạn khỏi, ấm no hạnh phúc.

Kết thúc buổi lễ, mọi người cùng nhau ca hát mong đợi những niềm vui trong năm mới. Ảnh: Diễm Quỳnh
Kết thúc buổi lễ, mọi người cùng nhau ca hát mong đợi những niềm vui trong năm mới. Ảnh: Diễm Quỳnh

Sau buổi lễ, gia chủ cùng mọi người trong làng vui ca hát để mang đến niềm vui trong năm mới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.