Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đặc sắc Giải đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV

Hạnh Nguyên - 15:54, 11/11/2019

Lễ hội Ooc Om Bok - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 được tổ chức từ ngày 5/11 đến 11/11/2019. Đây là ngày hội lớn nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer và tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh.

Các đội đua ghe ngo nam quyết liệt tranh tài trên đường đua.
Các đội đua ghe ngo nam quyết liệt tranh tài trên đường đua.

Trong 2 ngày (10-11/11/2019, tại khán đài đường đua trên đoạn sông Maspero TP. Sóc Trăng đã diễn ra Giải đua ghe ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng năm 2019. Giải đua năm nay có hơn 6.000 vận động viên (VĐV) tranh tài, cao hơn năm trước hơn 2.000 VĐV. Cụ thể, giải có 59 đội đua đến từ các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Trong đó, có 49 đội nam và 10 đội nữ tranh tài ở hai cự ly 1.200m nam và 1.000m nữ.

Ngay từ những trận thi đấu đầu tiên của vòng loại, vận động viên các đội ghe nam và nữ đã thể hiện tinh thần thi đấu hết mình, dốc toàn sức tranh tài, cống hiến cho khán giả những pha gay cấn, đẹp mắt. 

Sang ngày thi đấu thứ hai (ngày 11/11), các đội ghe ngo nam và nữ đã tranh tài quyết liệt để giành chiến thắng. Tại vòng chung kết, hai đội ghe ngo nam được xem là mạnh nhất khu vực Nam bộ là ghe ngo Càng Long (Trà Vinh) và Pong Tứk Chắs (Sóc Trăng) đã tranh tài quyết liệt trong sự cổ vũ nhiệt thành của hàng ngàn khán giả ở hai bên bờ sông Maspero. Kết quả, đội ghe ngo nam Pong Tứk Chắs (Sóc Trăng) đã chiến thắng giành giải Nhất; đội ghe Càng Long (Trà Vinh) về thứ Nhì; giải Ba thuộc đội ghe ngo Ông Kho (Thạnh Trị) và giải Tư thuộc ghe ngo chùa Pothisaram phường 7, TP. Sóc Trăng. 

Đối với đội ghe ngo nữ, giải Nhất thuộc về ghe ngo chùa Tum Núp (Châu Thành), giải Nhì thuộc đội ghe ngo chùa Prếk Chêk (thị xã Ngã Năm); giải Ba thuộc ghe Xà Phiên (Hậu Giang) và giải Tư thuộc ghe ngo Kós Thum (Bạc Liêu).

Theo Ban Tổ chức, đội ghe ngo nam giành vô địch nhận được giải thưởng 200 triệu đồng, giải Nhì 150 triệu đồng, giải Ba 100 triệu đồng, giải Tư 80 triệu đồng. Đối với ghe ngo nữ, đội vô địch nhận được tiền thưởng 150 triệu đồng, giải Nhì là 100 triệu đồng, giải Ba 80 triệu đồng, giải Tư 50 triệu đồng.

Uỷ ban Dân tộc cũng có quà tặng cho các vận động viên đạt giải cao của 2 đội nam và nữ. Như vậy, đã có 8 phần thưởng được lãnh đạo Vụ Địa phương III, đại diện cho Uỷ ban Dân tộc trao đến các vận động viên.

Bên cạnh Giải đua ghe ngo truyền thống, Tuần lễ hội Ooc Om Bok còn diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: Hội chợ nông nghiệp; Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục Khmer; Liên hoan ẩm thực đường phố; Liên hoan trích đoạn Sân khấu Dù kê và Rô băm của đồng bào Khmer; Hội thi thả đèn nước: biểu diễn ghe Kà Hâu…

Trước đó, Ban Tổ chức Lễ hội Ooc Om Bok - Đua ghe ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019, đã tổ chức phục dựng Lễ hội cúng Trăng; Bế mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng năm 2019...

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.