Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào Khmer trước Lễ hội truyền thống

PV - 14:25, 19/11/2018

Chỉ còn vài ngày nữa là Lễ hội Ooc Om Bok-Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018 sẽ diễn ra. Lễ hội là dịp khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, đồng bào Khmer trong xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Hiện nay, các đội đua đang bước vào giai đoạn gấp rút tập luyện, không khí nhộn nhịp từ đầu phum đến cuối sóc.

Ráo riết tập luyện

Trần Đề là một trong những địa phương của tỉnh có phong trào đua ghe ngo phát triển. Môn thể thao này đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại Lễ hội Ooc Om Bok hàng năm. Trước hội đua năm nay, các đội ghe ngo trên địa bàn huyện đã và đang khẩn trương tập luyện, sửa chữa, sơn vẽ lại hoa văn trên thân ghe, với kỳ vọng thay đổi vị trí trong làng đua ghe ngo tỉnh.

Lễ hội Ooc Om Bok Hình ảnh trong ngày đua ghe ngo mùa giải 2017.

Theo huấn luyện viên Thạch Vuông, những cuộc đua ghe ngo các năm trước, do cách thổi còi truyền thống nên tốc độ ghe chỉ lướt đều đều. Năm nay, Ban huấn luyện chủ trương thay đổi cách thổi còi theo từng khác nhau. Anh em đồng đội ban đầu cũng gặp không ít khó khăn, nhưng đến thời điểm này thấy tạm ổn. Đội ghe ngo chùa Bâng Tone Sa là một trong những đội thuộc hàng “lão làng” của Sóc Trăng. Chùa vẫn còn lưu lại chiếc ghe độc mộc có tuổi đời gần 100 năm. Do chiếc ghe ngo độc mộc có trọng lượng rất nặng và xuống cấp, nên đến năm 2011, tại sự kiện Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Sóc Trăng, UBND huyện Trần Đề đã hỗ trợ cho Ban Quản trị chùa Bâng Tone Sa đã đóng lại chiếc ghe ngo mới.

Đội ghe ngo nữ chùa Prếk Chếk (Ô Chum), xã Vĩnh Quới là đội ghe duy nhất đại diện cho thị xã Ngã Năm tham gia tranh tài. Đây cũng là niềm vinh dự rất lớn, nhưng cũng là thử thách không nhỏ đối với đội ghe đương kim vô địch ở mùa giải Lễ hội Ooc Om Bok năm 2017.

Chị Huỳnh Thị Nê, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới là một trong những vận động viên (VĐV) tích cực của đội chia sẻ: “Thấy đội ghe nữ giành được ngôi vô địch giải đua năm 2017, bà con ai cũng vui mừng, phấn khởi. Đó cũng là một niềm hạnh phúc đối với chúng tôi. 5 năm nay, ngoài việc tập luyện, bản thân tôi còn đi vận động chị em ở các ấp nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống cùng nhau ra sức tập luyện môn đua ghe ngo thật tốt để mang thành tích về cho địa phương và nhà chùa”.

Phát huy môn thể thao truyền thống của dân tộc

Cùng với không khí tập luyện, các đội ghe ngo trong tỉnh còn nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng nhau phát huy bảo tồn môn thể thao truyền thống của dân tộc.

Gia đình anh Lâm Pích là một tay bơi gắn bó với đội ghe ngo của chùa Tum Núp, xã An Ninh, huyện Châu Thành được 6 năm nay, phấn khởi cho biết: “Ngày nào tôi cũng tranh thủ thời gian để đến đây tập cho đúng giờ. Dù mệt, nhưng tôi muốn đóng góp sức lực của mình cùng với nhà chùa tham gia Lễ hội Ooc Om Bok-Đua ghe ngo năm nay”.

Lễ hội Ooc Om Bok Các vận động viên đang hăng hái tập luyện để chuẩn bước vào ngày hội.

Còn chị Thạch Thị Bích Quy, vợ anh Lâm Pích cũng phấn khởi kể: “Tôi thấy ông xã đi bơi mỗi năm rất vui, đến khi nhà chùa thành lập đội ghe ngo nữ, tôi cũng tình nguyện gia nhập tham gia tập luyện để thi đấu, còn con cháu tham gia cổ vũ”.

Cũng như gia đình anh Lâm Pích, gia đình anh Ngô Sang ở ấp Kênh Mới (An Ninh) đã có 15 năm tham gia thi đấu chia sẻ: “Hàng ngày đi làm thuê, làm mướn cho người ta hơi mệt, nhưng khi chuẩn bị có hội, là vợ chồng tôi đều có mặt tại sân chùa cùng nhau tập luyện với quyết tâm sẽ giành chiến thắng, mang thành tích về cho nhà chùa”.

Tại huyện Mỹ Tú, một trong những địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống cũng vừa kết thúc giải đua ghe ngo của huyện và bước vào chuẩn bị cho Lễ hội Ooc Om Bok- Đua ghe ngo truyền thống của tỉnh. Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND huyện cho biết: theo kế hoạch, huyện Mỹ Tú có 6 đội ghe ngo tham gia thi đấu. Ngoài ra, địa phương cũng tham gia gian hàng trưng bày hội chợ triển lãm thương mại, du lịch; các hoạt động văn hóa-thể thao như: liên hoan ẩm thực; hội thao dân tộc; Hội thi Lôi Protip (thả đèn nước); Liên hoan nhạc ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh lần thứ I năm 2018. Mục đích của địa phương vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của đồng bào.

“Qua các hoạt động trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Ooc Om Bok nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Đồng thời, thông qua lễ hội tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh về vùng đất, và con người Sóc Trăng; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Ooc Om Bok, Đua nghe ngo truyền thống khẳng định.

Lễ Ooc Om Bok còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ “Đút cốm dẹp” (Bon sâm peah preah khe), là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được diễn ra ngày 15/10 âm lịch hàng năm. Lễ hội Ooc Om Bok– đua nghe ngo Sóc Trăng 2018 được diễn ra từ ngày 19-21/11 bao gồm; chuỗi các hoạt động liên kết, như: Giải Đua ghe Ngo hội thao dân tộc, lễ cúng trăng, hội thi thả đèn, triển lãm ảnh nghệ thuật; hội chợ thương mại, triển lãm, du lịch và liên hoan ẩm thực…

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.