Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cú hích lớn trong quản lý an toàn thực phẩm

PV - 09:24, 07/03/2018

Thời gian qua, an toàn thực phẩm (ATTP) đang là vấn đề nóng trong toàn xã hội và luôn nhận được sự quan tâm của người dân. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP (gọi tắt là Nghị định 15) đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 2/2 và có hiệu lực ngay kể từ ngày ký. Nghị định 15 được đánh giá là đã tạo cuộc “cách mạng” trong quản lý ATTP. Tuy nhiên, để việc triển khai Nghị định đạt hiệu quả cần nỗ lực rất lớn và quyết tâm cao của các bộ, ban, ngành liên quan, của doanh nghiệp và người dân.

Điểm mới của Nghị định 15 là thay đổi quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh để đảm bảo ATTP, tiệm cận với các phương thức quản lý chung trên toàn cầu. Đó là mở rộng diện các doanh nghiệp không cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP cũng như mở rộng đối tượng các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Theo đó, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, các cơ sở sơ chế sản phẩm ban đầu, các nhà hàng, cửa hàng ăn uống… sẽ không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP mà được quyền tự công bố và chịu trách nhiệm.

Tại các chợ vùng cao nhiều mặt hàng bày bán không rõ nguồn gốc. Tại các chợ vùng cao nhiều mặt hàng bày bán không rõ nguồn gốc.

 

Cụ thể, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới sẽ đăng ký bản công bố tại Cục ATTP, Bộ Y tế; sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, doanh nghiệp đăng ký bản công bố tại Sở Y tế địa phương; các sản phẩm còn lại doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn.

Căn cứ công bố của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm, trong đó sẽ mở rộng phạm vi, nâng cao mức xử phạt theo quy định pháp luật. Đặc biệt, có một số mặt hàng sẽ được miễn công bố… Việc điều chỉnh nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp song vẫn trên cơ sở lấy việc đảm bảo sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.

Nghị định lần này cũng quy định cụ thể các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật Quảng cáo.

Về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP, Nghị định phân công rõ trách nhiệm quản lý của 3 Bộ gồm: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng các Bộ quản lý theo nhóm ngành hàng từ đầu đến cuối. Riêng với một số doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm giao thoa thuộc thẩm quyền quản lý của 2 Bộ trở lên thì sản phẩm có sản lượng lớn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào, cơ quan đó sẽ quản lý.

Tại Hội thảo phổ biến Nghị định về thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành thực phẩm, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vừa qua, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, Nghị định số 15 sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 90% thời gian và công sức trong việc thực thi thủ tục hành chính nhưng sẽ nâng trách nhiệm của doanh nghiệp với sức khỏe người tiêu dùng lên 100%. Nghị định 15 cũng đặt trách nhiệm nên doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm với người tiêu dùng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định, sự ra đời của Nghị định 15 sẽ tạo sự thay đổi lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, giúp cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Sự ra đời của Nghị định 15 cũng thể hiện sự thay đổi trong tư duy quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Sự thay đổi này không đơn thuần giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn thể hiện sự thay đổi trong tư duy quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP.

Có thế thấy, việc điều chỉnh nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp song vẫn trên cơ sở lấy việc đảm bảo sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ nằm trên giấy. Để việc thực thi quản lý ATTP có hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người dân, rất cần sự quyết tâm của các Bộ, ngành liên quan, của doanh nghiệp và hơn hết là cái “tâm”...

HƯƠNG TRÀ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.