Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công trình trái phép ngang nhiên tồn tại ở Sa Pa: Cần “truy” trách nhiệm

Thanh An - 14:51, 22/05/2020

Công trình khách sạn Sunshine View Hotel, ở tổ 11, thị xã Sa Pa (Lào Cai) do xây dựng trái phép nên chính quyền địa phương đã ra quyết định đình chỉ thi công, thu hồi và hủy giấy phép xây dựng. Nhưng không hiểu vì lý do gì, công trình này vẫn ngang nhiên thi công, hoàn thành đi vào hoạt động mà chưa bị xử lý?

Khách sạn Sunshine View Hotel xây trái phép trên đất nông nghiệp
Khách sạn Sunshine View Hotel xây trái phép trên đất nông nghiệp

Báo Dân tộc và Phát triển số 1588, ra ngày 17/1/2020, có đăng bài viết: “Sa Pa (Lào Cai): Khách sạn xây trái phép trên đất nông nghiệp”. Bài báo phản ánh: Ngày 31/3/2016, UBND huyện Sa Pa đã cấp Giấy phép xây dựng (GPXD) tạm số 67/GPXD cho ông Phạm Văn Tuyên (trú tại tổ 2A, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) được phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ trên diện tích 120m2, tại tổ 11, thị trấn Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa). Đây là diện tích đất ông Tuyên được UBND thị trấn Sa Pa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) số BI 518373, ngày 3/1/2013.

Công trình trái phép ngang nhiên tồn tại ở Sa Pa: Cần “truy” trách nhiệm 1

Theo nội dung GPXD, ông Tuyên chỉ được phép xây dựng công trình dân dụng cấp 4; quy mô xây dựng 2 tầng; diện tích xây dựng: Tầng 1: 60m2, tầng 2: 60m2 trên diện tích 120m2 đã được cấp theo sổ đỏ; tổng chiều cao công trình là 9,5m. Mái dốc lợp ngói đỏ; kết cấu công trình bằng khung thép. Nhưng trên thực tế, ông Tuyên đã xây dựng công trình kiên cố 7 tầng, 1 tum, trên diện tích hơn 300m2. Theo tìm hiểu của phóng viên, để có diện tích hơn 300m2 này, ông Tuyên đã mua 200m2 đất nông nghiệp liền kề với giá rẻ, sau đó “móc nối” để hô biến diện tích đất nông nghiệp mua thêm này thành đất thổ cư.

Do công trình xây dựng trái phép nên chính quyền địa phương đã ra quyết định đình chỉ thi công, thu hồi và hủy GPXD. Cụ thể, ngày 27/7/2016, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Sa Pa đã có Quyết định số 12/QĐ-KT&HT, đình chỉ thi công xây dựng công trình. Đến ngày 30/3/2017, do chủ đầu tư công trình không thực hiện nên ông Lê Tân Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa (hiện ông Phong giữ chức Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa), đã ký Quyết định số 248/QĐ-UBND thu hồi GPXD tạm số 67/GPXD ngày 31/3/2016 cấp cho ông Tuyên. Nhưng ông Tuyên không nộp lại GPXD nên ngày 23/1/2018, ông Lê Mạnh Hảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa đã ký Quyết định số 82/QĐ-UBND hủy GPXD tạm số 67/GPXD. 

Công trình trái phép ngang nhiên tồn tại ở Sa Pa: Cần “truy” trách nhiệm 2

Mặc dù đã bị chính quyền địa phương đình chỉ thi công, thu hồi rồi hủy GPXD nhưng công trình khách sạn Sunshine View Hotel vẫn được hoàn thành, đưa vào sử dụng cho đến nay. Điều này khiến người dân địa phương đặt ra câu hỏi: Vì sao chủ đầu tư “phớt lờ” quyết định hành chính? Vì sao chính quyền địa phương sau khi ban hành quyết định hành chính lại không giám sát?

Trả lời vấn đề này, ông Lê Tân Phong, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, cho biết: Trước đây, thị trấn Sa Pa không thể nào xử lý kịp nên có những công trình vi phạm kéo dài. Hiện nay, thị xã Sa Pa đã thành lập 6 phường và chuyển các hồ sơ vi phạm để các phường hoàn thiện và sẽ ra quân trong tháng 3/2020; nhưng do dịch Covid-19 nên hoãn lại. 

Việc UBND thị xã Sa Pa triển khai xử lý những công trình vi phạm trật tự xây dựng như công trình khách sạn Sunshine View Hotel là hoàn toàn cần thiết để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Nhưng, địa phương cũng không thể không “truy” trách nhiệm của những cán bộ liên quan đến vi phạm, nhất là trong việc hậu thuẫn để chủ đầu tư công trình khách sạn Sunshine View Hotel “hô biến” đất nông nghiệp thành đất thổ cư. 

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.