Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công tác cấp sổ đỏ lần đầu còn gặp khó, gây phiền hà cho người dân

PV - 14:52, 22/06/2023

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đến nay, cả nước đã có trên 97,6% diện tích đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu, song công tác cấp sổ vẫn còn những hạn chế, gây phiền hà cho người dân...

Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ngày 22/6, thời gian qua, vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được người dân và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Người sử dụng đất mong mỏi được cơ quan nhà nước cấp sổ để được bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên trên thực tế, công tác cấp sổ vẫn gặp nhiều khó khăn.

Chia sẻ với phóng viên liên quan đến nội dung trên, ông Mai Văn Phấn - Cục trưởng Cục Đăng ký và dữ liệu thông tin đất đai (Bộ TN&MT) cho biết đến nay, cả nước đã có trên 97,6% diện tích được cấp sổ đỏ lần đầu.

Tuy vậy, so với yêu cầu của người sử dụng đất và công tác quản lý về đất đai, công tác cấp sổ đỏ vẫn vẫn còn những hạn chế như: Việc tổ chức thi hành pháp luật tại một số địa phương chưa nghiêm; còn tình trạng tự đặt ra các thủ tục, thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết còn kéo dài.

“Bên cạnh đó, tại một số nơi vẫn còn có tình trạng cán bộ nhũng nhiễu trong thực thi công vụ; né tránh, sợ trách nhiệm trong giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp,” ông Phấn nói.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo ông Phấn là bởi: Chế độ quản lý và sử dụng đất trải qua nhiều thời kỳ quy định không đồng bộ và thống nhất; công tác quản lý đất đai tại địa phương, nhất là chính quyền cơ sở trong một số thời điểm chưa được quan tâm sâu sát, chưa kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất chưa cao.

Để giải quyết những bất cập, vướng mắc nêu trên, ông Phấn cho biết dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất đã thể chế, hoàn thiện chính sách về cấp sổ đỏ.

Cụ thể, Điều 131 của dự thảo luật đã quy định bắt buộc người đang sử dụng đất và người được giao quản lý đất để quản lý phải thực hiện việc đăng ký đất đai với cơ quan nhà nước. Kết quả của việc đăng ký là cơ sở để Nhà nước quản lý, căn cứ để xem xét cấp sổ, người sử dụng đất được ghi nhận vào hồ sơ địa chính.

Điều 138 của dự thảo luật cũng mở rộng thời gian xem xét giải quyết cấp sổ đỏ cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đến trước năm 2014 để giải quyết các trường hợp đang sử dụng đất do ông/cha để lại nhưng không có giấy tờ và không vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều 137 bổ sung cho phép UBND cấp tỉnh quy định các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993 ngoài các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định trong dự thảo Luật Đất đai cho phù hợp với thực tiễn ở địa phương để giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

“Điều 140 của dự thảo luật bổ sung quy định mở rộng thời gian xem xét cấp sổ đỏ cho người đang sử dụng đất được giao trái thẩm quyền đến trước ngày luật này có hiệu lực, nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đã nộp tiền tại thời điểm giao đất để được sử dụng đất, đồng thời phải đáp ứng điều kiện đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất”, ông Phấn nói.

Tương tự, Điều 143 và Điều 149 đã hoàn thiện, bổ sung quy định để cấp sổ cho các loại hình bất động sản mới nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng công năng của công trình xây dựng trên đất và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.