Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công nghệ số hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân Điện Biên

Minh Thu - 20:16, 07/06/2024

Áp dụng công nghệ cao và nền tảng số để tối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chi phí, mở rộng thị trường, từ đó đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nông sản đang là hướng đi mới ở Điện Biên.

Nông dân Điện Biên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Nông dân Điện Biên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Nông sản lên sàn thương mại điện tử

Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và tham gia các sàn thương mại điện tử, đơn vị đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, quảng cáo và quản lý gian hàng giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả. Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai các chương trình hỗ trợ chi phí chuyển phát. Chủ động và phối hợp với các hộ kinh doanh, hợp tác xã triển khai các chương trình truyền thông cũng như livestream bán hàng trực tuyến giúp thay đổi nhận thức của người dân và người tiêu dùng trong giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Ông Lê Anh Dũng Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Điện Biên

Trước đây, vợ chồng chị Cà Thị Hoa, trú Đội 14, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên chủ yếu bán miến theo cách truyền thống, nên sản lượng miến bán ra không nhiều và ít người biết đến. Từ khi chuyển sang hình thức Livestream bán hàng trên kênh Tiktok và thành lập Website bán hàng trực tuyến Online, sản phẩm miến đã thu hút được lượng khách hàng lớn quan tâm, đặt mua. 

Bên cạnh sản phẩm miến, vợ chồng chị Hoa còn bán thêm các mặt hàng nông sản của địa phương, như: Mật ong, gạo, muối... để tăng thu nhập. Đến nay, nhờ ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm, gia đình Hoa đã có nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Với anh Trần Việt Cường ở tổ 14, phường Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ, những buổi Livestream (phát trực tuyến) đã trở thành hoạt động thường xuyên với anh mỗi ngày. Qua kênh Tiktok và Youtube với trên 20 ngàn lượt theo dõi, anh Cường Livestream bán đặc sản Điện Biên đạt chuẩn OCOP, như: Bánh khẩu xén, miến dong… Mỗi phiên Livestream của anh Cường thu hút hàng trăm lượt khách theo dõi và đặt hàng. Thời gian cao điểm nhất, trong phiên Livestream của anh Cường thu hút đến hơn 1.000 lượt xem và có thể bán được từ 120 - 130 đơn hàng Online.

Thời gian qua, sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các Website, các sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội đã và đang mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới. Đây cũng là cơ hội cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên chuyển đổi hình thức từ bán lẻ truyền thống sang bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp, hộ dân quảng bá và tiêu thụ nông sản.

Đăng tải sản phẩm lên các trang mạng xã hội (Ảnh: Lan Phương)
Đăng tải sản phẩm lên các trang mạng xã hội (Ảnh: Lan Phương)

Để hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương bằng kênh thương mại điện tử, các ngành chức năng, doanh nghiệp viễn thông của tỉnh Điện Biên đã phối hợp, nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã ứng dụng chuyển đổi số tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, triển khai các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận hành.Đến nay, đã có gần 500 sản phẩm của tỉnh Điện Biên được đưa lên các sàn thương mại điện tử, trong đó có 42 sản phẩm OCOP.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Hiện nay tại Điện Biên, không chỉ riêng HTX sản xuất chế biến kinh doanh nông sản đẩy mạnh kinh doanh trên nền tảng số, mạng xã hội mà ngày càng có nhiều HTX trên địa bàn tỉnh tham gia quảng bá sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng bằng hình thức Livestream, sử dụng Website để giới thiệu, quảng bá; tiếp thị... Đây là cách giúp khách hàng nhanh chóng cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng so sánh giá cả với các sản phẩm cùng loại của đơn vị khác, mang lại nhiều thuận lợi, tránh bị mua đắt hay mua phải sản phẩm nông sản không rõ nguồn gốc.

Nhờ đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, nông dân đã chủ động quảng bá sản phẩm gắn với thế mạnh địa phương.
Nhờ đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, nông dân đã chủ động quảng bá sản phẩm gắn với thế mạnh địa phương.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Điện Biên thu thập thông tin của hơn 2.000 hội viên là hộ sản xuất kinh doanh giỏi; mở 1.200 tài khoản giao dịch trên sàn Post Mart cho hội viên nông dân. Đồng thời, lựa chọn 15 sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của địa phương quảng bá trên gian hàng thương mại điện tử Post Mart.

Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ số, tiêu thụ hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ nông sản của tỉnh Điện Biên đã và đang dần được khẳng định là hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học và Công nghệ hiện đại. Đây là cơ hội để người nông dân và các HTX tiếp tục phát huy thế mạnh trong sản phẩm của mình. Đồng thời, từ đó góp phần khuyến khích bà con nông dân, đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên tích cực duy trì giá trị các sản phẩm nông nghiệp, nông sản truyền thống; chủ động sản xuất sản phẩm gắn với thế mạnh địa phương.

Hội Nông dân phối hợp với Bưu điện tỉnh Điện Biên mở 1.200 tài khoản giao dịch trên sàn Post Mart cho hội viên nông dân.
Hội Nông dân phối hợp với Bưu điện tỉnh Điện Biên mở 1.200 tài khoản giao dịch trên sàn Post Mart cho hội viên nông dân.

Ông Lê Anh Dũng - Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Điện Biên cho biết: Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và tham gia các sàn thương mại điện tử, đơn vị đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, quảng cáo và quản lý gian hàng giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả. Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai các chương trình hỗ trợ chi phí chuyển phát. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, bưu điện tỉnh đã chủ động và phối hợp với các hộ kinh doanh, HTX triển khai các chương trình truyền thông cũng như Livestream bán hàng trực tuyến giúp thay đổi nhận thức của người dân và người tiêu dùng trong giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có gần 500 sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Sendo, Buudien.vn... Trong đó, 100% sản phẩm OCOP đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử. Nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm địa phương, Bưu điện tỉnh đã triển khai gian hàng OCOP tại quầy giao dịch Bưu điện Tp. Điện Biên Phủ giới thiệu và cung cấp sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng và du khách. Đồng thời, đơn vị thực hiện Livetream bán hàng và đăng bài lên kênh Facebook chính thức. Đặc biệt là đưa hơn 40 sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.