Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Ra mắt Sàn Thương mại điện tử Sâm Ngọc Linh Nam Trà My

T.Nhân - H.Trường - 06:45, 02/04/2024

Ngày 01/4, UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động Sàn Thương mại điện tử Sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản huyện Nam Trà My.

Khai trương và đưa vào hoạt động Sàn Thương mại điện tử Sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản huyện Nam Trà My
Khai trương và đưa vào hoạt động Sàn Thương mại điện tử Sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản huyện Nam Trà My

Đối với huyện Nam Trà My, Sâm Ngọc Linh và dược liệu là những sản phẩm thế mạnh để người dân thoát nghèo và phát triển kinh tế. Thời gian qua, việc mua bán Sâm và dược liệu được đẩy mạnh thông qua các Phiên chợ Sâm Ngọc Linh và dược liệu hàng tháng cùng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube… Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng rao bán, quảng cáo các loại hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên không gian mạng đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của phần lớn khách hàng, gây ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín các sản phẩm đặc hữu địa phương.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại, đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My phát biểu tại Lễ khai trương
Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My phát biểu tại Lễ khai trương

Với mục đích tạo cơ hội cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoàn thiện sản phẩm, nâng cao năng lực và giá trị chất lượng hàng hóa, đồng thời tham gia vào chuỗi phát triển của thương mại điện tử, giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng tại một Website uy tín, được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được cam kết về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm. UBND huyện đã giao Phòng Văn hóa - Thông tin và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện phối hợp xây dựng Sàn thương mại điện tử cho các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản đặc trưng trên địa bàn huyện với nhiều tâm huyết và kỳ vọng, được thể hiện bằng những mục tiêu rõ ràng, cụ thể.

“Đây là bước đi mang tính bước ngoặt, nền tảng nhằm cụ thể hoá một cách nghiêm túc, hiệu quả chủ trương của các cấp về phát triển kinh tế số. Mặc dù là địa phương đầu tiên thực hiện nhưng với quyết tâm cao, huyện Nam Trà My đã xây dựng và đưa vào vận hành tại liên kết trên Cổng thông tin điện tử huyện và các tên miền của Nhà nước cũng như tên miền thương mại. Từ khi chạy thử nghiệm đến nay đã có hơn 3000 lượt truy cập để tra cứu thông tin sản phẩm và các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ra mắt thiết kế trang phục của đồng bào Ca Dong, Xê Đăng; đồng bào Bh’noong (một nhánh của dân tộc Gié Triêng)
Ra mắt thiết kế trang phục của đồng bào Ca Dong, Xê Đăng; đồng bào Bh’noong (một nhánh của dân tộc Gié Triêng)

Dịp này, huyện Nam Trà My cũng ra mắt thiết kế trang phục của đồng bào Ca Dong, Xê Đăng; đồng bào Bh’noong (một nhánh của dân tộc Gié Triêng); tổ chức trình diễn trang phục truyền thống vào tối 01/4 tại Trung tâm giới thiệu, tổ chức hội chợ, phiên chợ sâm Ngọc Linh. Phiên chợ sâm tháng 4 cũng mở cửa trở lại từ ngày 01 - 3/4 để đón du khách tham quan, mua sắm.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.