Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công nghệ đốt rác phát điện - hướng đi mới cho bài toán môi trường

Minh Thu - 21:29, 12/06/2024

Thông điệp “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” được nhắc đi, nhắc lại thời gian qua phần nào thể hiện quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường. Với sự ra đời của công nghệ đốt rác phát điện, mà hiện thân rõ ràng nhất là những nhà máy điện rác, đã có lời giải cho bài toán môi trường ở Việt Nam.

Lãnh đạo TP. Hà Nội kiểm tra dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại huyện Ba Vì.
Lãnh đạo TP. Hà Nội kiểm tra dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại huyện Ba Vì.

Phát triển các nhà máy đốt rác phát điện

Việt Nam hiện đang nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất thế giới và cao hơn mức trung bình, do việc quản lý và xử lý rác còn hạn chế. Theo ước tính, trung bình mỗi người Việt thải ra 1,2kg/ngày (tương ứng gần 70.000 tấn rác thải/năm). Và hiện nay, có tới trên 70% lượng rác thải tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, chỉ có 13% rác được đốt cháy để thu hồi năng lượng. Điều đáng nói, việc chôn lấp rác đang ngày càng khó khăn khi quỹ đất dùng cho việc này ngày một thu hẹp.

Vấn đề quan trọng bây giờ là chọn công nghệ phù hợp, làm sao vừa đảm bảo xử lý được rác thải vừa không làm phát sinh các loại chất thải độc hại khác ra môi trường. Cần quán triệt lựa chọn công nghệ thích hợp không nên tham rẻ, đồng thời phải công khai, minh bạch trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.

PGS.TS Bùi Thị An Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng

Trước thực trạng trên, việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện được nhận định không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn đóng góp quan trọng và tích cực về mặt môi trường. Sự kết hợp giữa khoa học công nghệ hiện đại và quy trình xử lý rác thải thân thiện với môi trường, tạo nên một giải pháp toàn diện cho vấn đề rác thải và sản xuất năng lượng bền vững.

Theo thống kê của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có 15 nhà máy đốt rác phát điện đang được triển khai xây dựng, trong đó đã có 3 nhà máy chính thức phát điện. Điển hình như Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội với công suất 1000 tấn/lò/ngày; một ngày nhà máy tiếp nhận 5.000 tấn rác, công suất phát điện là 90MW; dự án Nhà máy điện rác Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, với công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW; dự án Nhà máy điện rác Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, với công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW; dự án Nhà máy điện rác Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, với công suất mỗi nhà máy là 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW

Bấm nút vận hành Nhà máy điện rác tại tỉnh Bắc Ninh
Bấm nút vận hành Nhà máy điện rác tại tỉnh Bắc Ninh

Trong số này, tính đến thời điểm hiện tại, Nhà máy điện rác Sóc Sơn được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và đứng thứ hai thế giới, sau Nhà máy điện rác Thâm Quyến, Trung Quốc. Từ khi vận hành đến nay, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã tiếp nhận và xử lý hơn 1,46 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra sự cố môi trường do ùn ứ rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội và lượng nước rỉ rác phát sinh do phải chôn lấp...

Hiện nay, công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90 - 95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi...

Muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải
Muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải

Giải bài toán rác thải

Theo PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng, muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải. Đây cũng là điều cần được lưu tâm khi phát triển điện rác

“Vấn đề quan trọng bây giờ là chọn công nghệ phù hợp, làm sao vừa đảm bảo xử lý được rác thải vừa không làm phát sinh các loại chất thải độc hại khác ra môi trường. Cần quán triệt lựa chọn công nghệ thích hợp không nên tham rẻ, đồng thời phải công khai, minh bạch trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các chuyên gia”, bà An chia sẻ.

Ngoài vấn đề công nghệ, để điện rác thật sự thành công, phát huy được hết hiệu quả như kỳ vọng thì một khâu rất quan trọng nữa chính là khâu phân loại rác.

“Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, muốn xử lý rác hiệu quả, phải làm tốt được khâu phân loại rác, trung chuyển rác, tập kết rác rồi mới đến xử lý rác. Nếu phân loại rác không làm tốt thì xử lý rác khó thành” - bà Bùi Thị An khẳng định.

Ra quân xử lý rác thải nhựa ở TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
Ra quân xử lý rác thải nhựa ở TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Ngoài các nhà máy điện rác lớn, cả nước cũng có khoảng 1.712 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm 467 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 38 dây chuyền sản xuất phân compost. Còn lại có khoảng 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phần lớn các bãi chôn lấp rác thải trên đều không hợp vệ sinh.

Ông Lê Văn Tâm, Phó Giám đốc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Việt Nam cho biết, nước ta hiện nay có khoảng 20 dự án điện rác. Việc chậm tiến độ xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện sẽ dẫn đến hệ lụy phụ thuộc vào việc xử lý rác bằng chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và tăng phát thải khí nhà kính; chậm phát triển năng lượng tái tạo, khiến Việt Nam khó đạt được mục tiêu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Còn theo một số chuyên gia môi trường, quá trình đốt rác phát điện có thể tạo ra khói, khí thải và tro bay, gây ô nhiễm môi trường. Điều này yêu cầu nhà máy điện rác phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả.

Cả nước hiện có hai địa phương đang đẩy mạnh việc phát triển điện rác là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài việc đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện rác, hai địa phương này cũng chú trọng cải tiến công nghệ xử lý rác thải. TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100%. Còn TP. Hà Nội đề ra mục tiêu năm 2024 phấn đấu phát triển thêm khoảng 67MW từ việc phát điện của tổ máy số 3 dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn và dự án Nhà máy Điện rác Seraphin Ba Vì. Trong tương lai, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các dự án xử lý rác thải tại các huyện Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Trì và Gia Lâm...






Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.