Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cộng đồng người bản địa Nam Mỹ phản đối việc xâm phạm rừng Amazon

Duy Ly (Theo Reuters) - 15:58, 24/03/2022

Các nhà lãnh đạo bản địa từ 9 quốc gia trong lưu vực sông Amazon đã gặp nhau tại Ecuador vào đầu tuần này và yêu cầu chính phủ Nam Mỹ dừng ngành công nghiệp khai thác gây hại cho rừng Amazon - “lá phổi của thế giới”. Đồng thời kêu gọi sự tôn trọng với các thỏa thuận và phán quyết công nhận quyền của cộng đồng bản địa đối với các vùng lãnh thổ.

Các nhà lãnh đạo từ các cộng đồng bản địa ở lưu vực sông Amazon tổ chức họp báo tại Union Base, Ecuador, yêu cầu chính phủ các nước khu vực Nam Mỹ ngừng khai thác phá hoại rừng nhiệt đới Amazon
Các nhà lãnh đạo từ các cộng đồng bản địa ở lưu vực sông Amazon tổ chức họp báo tại Union Base, Ecuador, yêu cầu chính phủ các nước khu vực Nam Mỹ ngừng khai thác phá hoại rừng nhiệt đới Amazon

Tại buổi họp báo, một số nhà lãnh đạo đại diện cho 500 cộng đồng người bản địa (bao gồm Ecuador, Colombia, Brazil…) cho rằng, Chính phủ nhiều quốc gia Nam Mỹ đang không thực hiện lời hứa bảo vệ các nhóm người bản địa. Họ cảm thấy không được tôn trọng khi không được tham vấn về việc khai thác dầu và các dự án khai thác khác trong lãnh thổ của họ.

“Chúng tôi yêu cầu nhân loại hãy hỗ trợ chúng tôi trong cuộc chiến vì sự sống, vì nước, vì núi non, vì bản sắc của chúng tôi,” Jose Gregorio Diaz Mirabal, Điều phối viên của các tổ chức bản địa của lưu vực sông Amazon (COICA) cho biết.

Rừng mưa nhiệt đới Amazon là nơi sinh sống của rất nhiều loài động thực vật, nơi đây được các nhà nghiên cứu coi là "lá phổ của thế giới", là chìa khóa để hạn chế biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các cộng đồng bản địa ở lưu vực sông Amazon đang đối mặt với nhiều vấn đề như: Tràn dầu, phá rừng, ô nhiễm nguồn nước do khai thác hợp pháp và bất hợp pháp. Tất cả đều ảnh hưởng tiêu cực đến con người và động vật hoang dã. 

Bé gái người bản địa được vẽ lên mặt theo truyền thống để cùng tham gia phản đối việc khai thác tại rừng Amazon.
Bé gái người bản địa được vẽ lên mặt theo truyền thống để cùng tham gia phản đối việc khai thác tại rừng Amazon.

Tại Ecuador, cuộc chiến chống lại các hoạt động của ngành công nghiệp khai thác dù khó khăn nhưng đã đạt được một số kết quả khả quan. Mới đây, Tòa án Hiến pháp của nước này đã đình chỉ giấy phép hoạt động của một dự án khai thác mỏ. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng người bản địa cũng được đề cao hơn. Từ nay, bất cứ dự án nào thực hiện trên lãnh thổ và có ảnh hưởng đến đời sống của người bản địa sẽ yêu cầu phải có sự đồng ý trước mới được tiến hành.

Tuy nhiên, Marlon Vargas, Chủ tịch của tổ chức bản địa Ecuador Confeniae cho rằng, các phán quyết sẽ không giúp ích gì nếu không có hành động từ chính phủ - vốn coi các ngành công nghiệp khai thác đang phát triển như một phương tiện tài trợ cho nền kinh tế “ốm yếu”.

Vargas nói thêm: “Nếu chúng ta không dừng lại (việc mở rộng khai thác) thì sớm muộn thôi, toàn bộ lưu vực sông Amazon sẽ trở thành sa mạc”.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.