Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc

Nguyệt Anh (T/h) - 11:49, 16/03/2022

Eo biển Torres của Úc có hơn 200 đảo, nằm phía bắc lục địa Úc. Khác với những thổ dân ở vùng sa mạc trung tâm, cuộc sống của những người dân đảo vùng Eo biển Torres gắn liền với biển cả. Họ lấy cảm hứng và vật liệu chính từ biển để làm những chiếc mặt nạ rất độc đáo.

Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc

Thổ dân ở Masig (đảo Yorke), thường làm mặt nạ hình các con vật (vật tổ). Những mặt nạ này được sử dụng trong các nghi lễ ở Zogo Kwod (khu đất thiêng) do những người đàn ông chuyên tế lễ thực hiện. 

Mặt nạ huyền bí của thổ dân Úc được trang trí tuyệt đẹp này rất quan trọng đối với các nghi lễ và lịch sử của vùng Eo biển Torres. Người dân nơi đây truyền cho con cháu kiến thức và truyền thống thông qua những chiếc mặt nạ. Một chiếc mặt nạ và những nghi lễ liên quan sẽ thay đổi bản ngã và giúp người đeo nó giao tiếp với tổ tiên.

Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 1

Còn thổ dân ở Badhu (đảo Badu) thường làm mặt nạ từ vỏ sò, thể hiện ba thời kỳ khai thác biển của người Badhulgaw: ngọc trai, Kaiyar (tôm càng xanh) và Kabar (ốc đụn). Mặt nạ chịu ảnh hưởng của sự đa văn hóa và có dấu ấn châu Á. Samu (lông nâu) đại diện cho sự kết nối với Koey Dhawdhay (phần đất liền Australia) và Moegi Dhawdhay (Papua New Guinea). Dhangal (bò biển) và Waru (rùa) trên mặt nạ đại diện cho hai loại thức ăn phổ biến nhất khi người dân đi biển.

Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 2

Thổ dân Badhu (đảo Badu) làm mặt nạ Koedal Awgadhalayg là một thuật ngữ của bộ tộc Maluyligal, có nghĩa là "Vật tổ Cá sấu". Mặt nạ đặc biệt này được lấy cảm hứng từ những chiếc mặt nạ của tổ tiên được trưng bày trong nhiều bảo tàng ở khắp châu Âu… Đầu của cá sấu thể hiện vật tổ chính của Koey Buway (một bộ lạc lớn) có nhiều chiến binh. Hai mặt nạ trên đầu cá sấu đại diện cho các thủ lĩnh của một bộ lạc. Cả hai đều đội Dhoeri (mũ), biểu tượng cho một chủng tộc đặc biệt - Người Zenadh Kes.Chiếc Dhoeri cũng mang thông điệp về chiến tranh, hòa bình và nghệ thuật. Trong miệng cá sấu là một hộp sọ người. Nó được đặt vào đó để diễn đạt mối quan hệ văn hóa giữa người với vật tổ.

Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 3

Thổ dân Saibai/Seisia làm mặt nạ như chiếc mũ có tên Gió Tây Nam. Mũ này được những người đàn ông thực hiện nghi lễ Kuki Sagulaw Mawa đội trong nghi lễ đón mùa gió mới- gió Tây Nam xuất hiện vào mùa đông.

Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 4

Những chiếc mặt nạ độc đáo này đã được Bảo tàng Quốc gia Úc và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc giới thiệu tại trưng bày lưu động quốc tế tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để công chúng Việt Nam hiểu thêm về nền văn hóa đa dạng của nước Úc.

Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 5
Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 6
Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 7
Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 8
Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 9
Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 10
Những chiếc mặt nạ huyền bí của thổ dân đảo Úc 11
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.