Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Cộng đồng bản địa Hoa Kỳ được nhận 46 triệu đô la để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Duy Ly - 21:00, 06/05/2022

Người dân tại hòn đảo Alaska đang đối mặt với rủi ro khi băng biển tan chảy, gây ra lũ lụt và xói mòn các ngôi làng tại vùng đất này.

Ngôi làng Kivalina ở Alaska đang đối mặt với xói mòn bờ biển
Ngôi làng Kivalina ở Alaska đang đối mặt với xói mòn bờ biển

Các cộng đồng dân cư và các bộ lạc tại đây sẽ sớm được tiếp cận với nguồn hỗ trợ này để giải quyết những hậu quả của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu, vốn đã và đang đe dọa đến nguồn cung cấp thực phẩm, sinh kế và cơ sở hạ tầng của người Mỹ bản địa.

Các khoản tiền này là một phần của kế hoạch đầu tư 5 năm mang tính lịch sử - theo như Luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhằm cải thiện khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở các lãnh thổ của người bản địa.

Một số cộng đồng sẽ phải di dời vì mực nước biển dâng cao. Deb Haaland, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thư ký Nội các Bản địa đầu tiên của Mỹ cho biết: “Khi tác động của biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng, các cộng đồng bản địa phải đối mặt với những thách thức dị thường, gây ra các mối đe dọa hiện hữu đối với nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, cuộc sống và sinh kế các bộ lạc.

Các khoản đầu tư mang tính lịch sử của Tổng thống Biden vào cộng đồng các bộ tộc, bộ lạc sẽ giúp tăng cường khả năng phục hồi cho cộng đồng, thay thế cơ sở hạ tầng cũ kỹ và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho việc tái định cư, thích ứng của cộng trước vấn đề biến đổi khí hậu.

Trên khắp nước Mỹ, cuộc khủng hoảng khí hậu do phát thải khí nhà kính không được kiểm soát đã gây ra các mối đe dọa đặc biệt đối với văn hóa bản địa và sinh kế gắn chặt với hệ sinh thái địa phương.

Trong số 574 bộ lạc được liên bang công nhận ở Mỹ, 40% sống trong các cộng đồng thổ dân Alaska - nơi nhiệt độ tăng nhanh khiến sông băng tan chảy, đặc biệt là lớp băng vĩnh cửu cũng đã có dấu hiệu tan nhanh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng.

Người thổ dân Alaska nằm trong số những người tị nạn khí hậu đầu tiên của Mỹ với gần 90% các ngôi làng dễ bị lũ lụt và xói mòn.

Ở phía tây nam, các cộng đồng nội địa bao gồm các quốc gia Navajo và Tohono O’odham cũng đang phải đối mặt với hạn hán và nắng nóng gay gắt ngày càng nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, người bản địa trên khắp thế giới hầu như không đóng góp gì vào việc phát thải khí nhà kính gây nóng toàn cầu bởi họ chủ yếu làm nông nghiệp, đánh bắt và săn bắn bằng hình thức truyền thống nên bền vững về mặt sinh thái. Tuy nhiên hiện nay, việc khai thác và tiếp cận theo hướng truyền thống này đang bị hạn chế vì nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt.

Người bản địa ở Alaska
Người bản địa ở Alaska

Tuy nhiên, theo dự báo vào cuối thế kỷ này, hơn một nửa môi trường sống của cá hồi (một trong những thực phẩm quan trọng của người bản địa ở Alaska) ​​sẽ biến mất.

Luật cơ sở hạ tầng của Tổng thống Biden cung cấp 466 triệu đô la cho Cục các vấn đề người bản địa, trong đó có 216 triệu đô la chi cho các chương trình chống chịu với biến đổi khí hậu. Bộ Nội vụ nước này đã chấp nhận đề xuất từ ​​các cộng đồng bộ lạc, những người mong muốn nhận được 46 triệu đô la tài trợ trong số đó.

Mặc dù khoản tiền được thông qua nhưng nó vẫn chưa đủ và chưa được cung cấp đủ nhanh để chống lại tác động của sự khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.

Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm Cuba

Ngày 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó, thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.