Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cơ hội phát triển nấm đông trùng hạ thảo ở Thanh Hóa

PV - 15:26, 24/12/2018

Nấm đông trùng hạ thảo được biết đến như một loại dược liệu, có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nan y như, ung thư, tim mạch. Tuy nhiên, do kỹ thuật nuôi trồng khó dẫn đến loại nấm này ngày càng hiếm và đắt đỏ trên thị trường.

 Cán bộ của Trung tâm kiểm tra tốc độ sinh trưởng của nấm. Cán bộ của Trung tâm kiểm tra tốc độ sinh trưởng của nấm.

Nấm đông trùng hạ thảo có quy trình nuôi dưỡng vô cùng khắt khe, vừa đòi hỏi môi trường phát triển được đảm bảo nghiêm ngặt và chính xác; vừa đòi hỏi nguồn nhân lực có tri thức cao. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm nấm đông trùng hạ thảo tại tỉnh Thanh Hóa từ năm 2017-2019".

Theo bà Đỗ Thị Hồng, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học, Chủ nhiệm Dự án cho biết: Để thực hiện Dự án này, Trung tâm đã khảo sát tại khu vực miền núi, tìm nơi phù hợp sự sinh trưởng của đông trùng hạ thảo để nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Qua khảo sát, nấm đông trùng hạ thảo phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các huyện Ngọc Lặc, Thường Xuân, Quan Hóa.

Cụ thể, sau 01 năm thực hiện Dự án, Tiến sĩ Ngô Xuân Nghiễn, một chuyên gia về nấm dược liệu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo cho Thanh Hóa vô cùng ngạc nhiên trước kết quả mà trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học Thanh Hóa đạt được từ khi tiếp nhận công nghệ đến nay.

Theo Tiến sĩ Ngô Xuân Nghiễn, với những yêu cầu kỹ thật khắt khe thì việc sản xuất đông trùng hạ thảo trên diện rộng còn khá khó khăn. Nhưng những kết quả hiện tại cho thấy, Thanh Hóa hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ sản xuất thương phẩm đông trùng hạ thảo. Việc đẩy mạnh sản xuất đông trùng hạ thảo thương phẩm, một mặt sẽ đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng và chữa trị cho người dân trong tỉnh và cả nước; mặt khác góp phần thúc đẩy ngành nuôi trồng dược liệu phát triển, tạo thêm một cơ hội mới về sản phẩm vốn đang được ưa chuộng trên thị trường.

Ông Đỗ Văn Huân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa cho biết: Việc thực hiện Dự án, là cơ sở để bảo tồn nguồn gen, nuôi trồng tạo thể quả nấm đông trùng hạ thảo trên giá thể nhân tạo, góp phần đáp ứng nguồn dược liệu phục vụ nhu cầu bảo vệ sức khỏe của con người. Trung tâm phấn đấu, kết thúc Dự án sẽ nhân được 2.500 ống giống cấp 1, giống cấp 2 đạt 500 lít, đối với nấm sấy khô sẽ sản xuất được 30kg và nuôi nấm đông trùng hạ thảo trong 20.000 hộp nhựa.n

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.