Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Chuyện xung quanh công trình xây dựng Tượng đài "Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh": Có những giá trị còn quý hơn tiền

Lê Phương - 21:36, 31/07/2020

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc một huyện nghèo như Vĩnh Thạnh (Bình Định), phần đông dân số là đồng bào dân tộc Ba Na, lại đi xây dựng tượng đài với quy mô đầu tư hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, đối với những đóng góp của đồng bào Ba Na cho cách mạng, cho đất nước thì làm sao có thể cân, đong, đo, đếm được.

Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” đang được hoàn thành
Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” đang được hoàn thành

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao kinh phí này không sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng các công trình hạng tầng như điện, đường, trường, trạm… sẽ có ý nghĩa hơn với đời sống của người dân nơi đây.

Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, không phải xây dựng tượng đài là hoang phí, mà đây là một công trình mang ý nghĩa nhân văn, như một “món nợ” đầy tâm huyết của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Định nói chung, huyện Vĩnh Thạnh nói riêng trả ơn cho những người con Ba Na đã đóng góp công sức của mình cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh. Đồng thời, đây cũng là công trình ghi nhớ sự kiện lịch sử, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Được biết, từ năm 2007, UBND tỉnh Bình Định đã cho chủ trương đầu tư công trình Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh”, song vì gặp khó khăn về kinh phí, nên chưa thực hiện. 

Đến năm 2018, UBND huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục hoàn chỉnh phác thảo và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định thông qua tại Kết luận số 203 ngày 25/5/2018. Sau đó, Dự án đầu tư xây dựng Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” đã được UBND tỉnh phê duyệt các thủ tục pháp lý liên quan, với tổng kinh phí theo dự toán được duyệt gần 45 tỷ đồng. 

Ông Lê Văn Đẩu, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết, hầu hết nguồn vốn xây dựng tượng đài do UBND tỉnh hỗ trợ, huyện chỉ đối ứng một ít từ nguồn xã hội hóa, không lấy vốn sự nghiệp hay vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia. 

Theo ông Đẩu, ý tưởng xây dựng công trình tượng đài là tâm huyết từ nhiều nhiệm kỳ trước của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh, nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của đồng bào Ba Na làm nên cuộc Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh. Việc tiến hành xây dựng tượng đài, huyện đã xin ý kiến đóng góp của các già làng, Người có uy tín, các vị lão thành cách mạng. Về cơ bản đều thống nhất, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, mẫu phác thảo tượng đài chưa phù hợp với truyền thống của người Ba Na. 

“Về vấn đề này, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng ra Hà Nội kiểm tra phác thảo, sau đó chỉ đạo huyện Vĩnh Thạnh mời các già làng, các nghệ nhân thẩm định lại mẫu váy, khố và động tác đứng bắn nỏ, tư thế cầm vũ khí chiến đấu của người Ba Na sao cho phù hợp nhất”, ông Đẩu cho biết. 

Về những ý kiến cho rằng một huyện nghèo như Vĩnh Thạnh, bỏ ra hàng mấy chục tỷ đồng để xây dựng tượng đài là quá hoang phí, ông Trần Quốc Lại, nguyên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định chia sẻ: Chúng ta không nên chỉ nhìn vào số tiền phải bỏ ra để xây dựng tượng đài mà phải có cái nhìn nhân văn hơn. Đối với những đóng góp của người Ba Na cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh thì làm sao có thể cân, đong, đo, đếm được.

Còn nghệ nhân Yang Danh, người được xem là “pho sử sống” của đồng bào Ba Na Vĩnh Thạnh, tuy vẫn còn chưa hài lòng về một số họa tiết trên tượng đài, nhưng ông cũng như hầu hết bà con đều vui mừng vì Nhà nước đã có sự nhìn nhận xứng đáng cho những đóng góp của người Ba Na đối với cuộc khởi nghĩa. 

Có thể nói, việc xây dựng Tượng đài “Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh” là việc nên làm và được người dân ủng hộ. Tuy nhiên, huyện Vĩnh Thạnh cũng cần rút kinh nghiệm trong việc thông tin và giải thích rõ ràng hơn về ý nghĩa của công trình, để việc tri ân được trọn vẹn, tránh những ý kiến trái chiều như đã xảy ra.

Chúng ta không nên chỉ nhìn vào số tiền phải bỏ ra để xây dựng tượng đài mà phải có cái nhìn nhân văn hơn. Đối với những đóng góp của người Ba Na cho cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh thì làm sao có thể cân, đo, đong, đếm được”.

Ông Trần Quốc Lại nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!