Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chuyện mới trên nóc Lâng Loan

PV - 09:00, 11/09/2021

Nằm sâu trong dãy Trường Sơn, nóc Lâng Loan (còn gọi là nóc Măng KLâng cũ, ở thôn 3 xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) là nơi sinh sống của 70 hộ dân, với 302 nhân khẩu người Xê Đăng. Từ Đà Nẵng đến đây chỉ 180km nhưng mất 8 giờ di chuyển.

Chai Quập (một dạng nhà Rông sinh hoạt cộng đồng) được dựng lên
Chai Quập (một dạng nhà Rông sinh hoạt cộng đồng) được dựng lên

Trời đang vào mùa mưa, những con đường vẫn đầy sình lầy, nhưng ở nóc Lâng Loan, khung cảnh mới thật yên bình với những mái nhà xinh xắn mái lợp tôn xanh hiện lên sau làn mây lãng đãng đẹp như một bức tranh. Cuộc sống mới với nhiều đổi thay nơi ngôi làng trên đỉnh Trường Sơn...

1. Trước đây, nóc Lâng Loan nằm cách biệt trong rừng. Làng cũ cách trung tâm xã khá xa, mất hơn 3 giờ đồng hồ đi bộ. Đường sá đi lại chủ yếu là leo dốc dựng đứng nên điều kiện kinh tế, xã hội nơi đây rất khó để phát triển. Đặc biệt, nóc Lâng Loan cũ nằm trong khu vực dễ bị sạt lở.


Điện chiếu sáng khắp nóc Lâng Loan
Điện chiếu sáng khắp nóc Lâng Loan

Ở làng cũ, những mái tôn màu xanh lợp tạm ấy chỉ như những chiếc áo mưa rách tả tơi trong mưa. Thời tiết khắc nghiệt, sáng nắng chói chang, chiều mưa như trút và đêm nhiệt độ xuống 12 độ, người dân ở đây uống rượu để giữ ấm và hạnh phúc của họ là được uống rượu và hát. Ở làng, có những người phụ nữ uống rượu hơn cả đàn ông, và việc nương rẫy thường ít quan tâm. Đời sống vô cùng khốn khó.

Trước đây bà con không những sống tại khu vực xa xôi, hẻo lánh mà nhà cửa của các hộ cũng phân tán, không tập trung. Vì thế nên huyện không thể đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh. Nhận thức được điều đó nên việc vận động, hỗ trợ nhân dân di dời đến khu vực thuận tiện và tập trung là điều cần thiết. Huyện Nam Trà My đã vận động bà con Xê Đăng di dời tới khu vực an toàn hơn để thuận lợi cho cuộc sống và phát triển kinh tế.

Những khoảnh ruộng bậc thang trồng lúa nước được người dân khai phá ngay bên nhà.
Những khoảnh ruộng bậc thang trồng lúa nước được người dân khai phá ngay bên nhà.

Để giúp bà con đồng bào Ca Dong, Xê Đăng, Mơ Nông đảm bảo an sinh xã hội và đặc biệt là thực hiện nhanh chóng mục tiêu xóa đói giảm nghèo, huyện Nam Trà My đề ra chủ trương quy hoạch 243 khu dân cư rải rác thành 115 khu dân cư tập trung. Mục đích là tạo điều kiện cho nhân dân định cư lâu bền, ổn định sản xuất, dễ dàng triển khai đầu tư hạ tầng dân sinh và đảm bảo điều kiện cho giáo dục phát triển.

Thanh niên trong làng chiều chiều đá bóng
Thanh niên trong làng chiều chiều đá bóng

Trong quá trình triển khai thì chính quyền xã cũng đã vào cuộc quyết liệt. Xã Trà Cang đã vận động lực lượng dân quân, thanh niên tham gia giúp người dân vận chuyển nhà đến nơi ở mới, nhân dân các thôn thì hỗ trợ để dựng lại trường học… Nhờ đó nên việc ổn định cuộc sống cho các hộ di dời được thuận tiện hơn rất nhiều.

Phụ nữ nổi lửa nấu cơm.
Phụ nữ nổi lửa nấu cơm.

Các gia đình đã di dời nhà cửa xuống làng mới. Với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ của Nhà nước, đồng thời Mặt trận Tổ quốc huyện hỗ trợ thêm tấm lợp nên bà con đã nhanh chóng định cư. Địa điểm đặt làng mới mang tên nóc Lâng Loan có địa hình bằng phẳng, ít đồi dốc, rất thuận tiện cho việc định cư, làm đường giao thông, kéo điện lưới cũng như xây trường học kiên cố.

Những nụ cười của người dân trên nóc Lâng Loan
Những nụ cười của người dân trên nóc Lâng Loan

Kỹ sư Đinh Bá Vinh, cán bộ dự án xây dựng làng hạnh phúc nóc Lâng Loan chia sẻ: “Trước đây bà con ở trên kia rất khó khăn về đường sá, con em đi học cực lắm. Đảng, Nhà nước quan tâm giúp bà con xuống đây để thuận lợi hơn, nhất là học sinh mẫu giáo đến trường dễ dàng. Làng Hạnh phúc là dự án hỗ trợ các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, hình thành những ngôi làng an toàn, cải thiện môi trường sống và thúc đẩy gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa”.

Lũ trẻ ở Lâng Loan vui trong niềm vui sách mới
Lũ trẻ ở Lâng Loan vui trong niềm vui sách mới

2. Hơn 1 năm qua, cuộc sống nơi làng mới đã dần ổn định, cột điện hạ thế đã được kéo về giữa làng, để người dân không còn ngóng điện từng ngày, những bóng điện chiếu sáng khắp làng được dựng lên. Nhà nhà đã có tivi để xem thời sự, nắm bắt thông tin, học cách làm ăn.

Chuyện mới trên nóc Lâng Loan 7
Cuộc sống mới lại về trên nóc Lâng Loan. Người dân ở đây sẽ xây dựng nóc làng giàu có hơn và chắc hẳn họ sẽ biết trân trọng hạnh phúc, bình yên mà họ đang có.
Cuộc sống mới lại về trên nóc Lâng Loan. Người dân ở đây sẽ xây dựng nóc làng giàu có hơn và chắc hẳn họ sẽ biết trân trọng hạnh phúc, bình yên mà họ đang có

Ngay cả những thói quen trong đời sống hằng ngày cũng đã có nhiều thay đổi. Người làng đã chí thú làm ăn, ruộng lúa nước đã được khai phá ngay cạnh làng để có lương thực. Nhà vệ sinh đã được dựng lên ở nhiều điểm để bà con nơi này gìn giữ vệ sinh chung, nước sạch đã được nối ống đến trước cửa nhà để người dân sinh hoạt, không còn phải đi lấy nước rất xa nữa. Về làng mới, nhiều người đã từ bỏ được thói quen uống rượu, say xỉn tối ngày.

Chuyện mới trên nóc Lâng Loan 9

Sự đổi thay ở nóc Lâng Loan đến từ việc quy hoạch dân cư trong chiến lược định canh định cư để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện vùng cao Nam Trà My. Mục đích là giúp nhân dân sinh sống tập trung để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, cùng nhau thi đua phát triển sản xuất. Đồng thời cũng là cơ sở để Nhà nước thực hiện đầu tư, hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội, trong đó việc triển khai xây dựng hạ tầng dân sinh sẽ thuận tiện hơn trước đây rất nhiều. Nếu chủ trương này sớm trở thành hiện thực thì chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực rất lớn để huyện Nam Trà My đẩy lùi nghèo đói.

Ông Hồ Văn Xiêm - Phó bí thư Đảng ủy xã Trà Cang cho biết: “Xã Trà Cang phấn đấu mỗi năm di dời từ một đến hai khu dân cư rải rác. Trong thời gian tới, chắc chắn bà con hưởng ứng rất đồng đều theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Nhân dân mong muốn ra khu mới để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng kinh tế gia đình. Cho nên thời gian tới xã tiếp tục vận động, kêu gọi bà con nhân dân đang sinh sống những nơi phân tán, xa xôi, hẻo lánh cùng nhau di dời tới nơi thuận tiện để an cư, lạc nghiệp”.

Bây giờ, trên nóc Lâng Loan cuộc sống đã đổi thay từng ngày, chiều chiều thanh niên trong làng không còn tụ tập uống rượu, họ chơi thể thao để gắn kết tình làng nghĩa xóm. Những phụ nữ nổi lửa nấu cơm, không còn cảnh ông xỉn bà say tối ngày nữa. Trong những gia đình đã vang lên những tiếng cười, không còn cảnh cãi vã và đói nghèo. Những đứa trẻ đã được đi học, nhận những cuốn sách mới. Ngôi nhà Chai Quập (một dạng nhà Rông sinh hoạt cộng đồng) được dựng lên từ chính bàn tay của người làng, và sự giúp đỡ của các cán bộ dự án xây dựng Làng Hạnh Phúc.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.