Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chuyển đổi số để thúc đẩy du lịch

PV - 09:33, 23/06/2021

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam vẫn không ngừng chuyển đổi số. Thời gian gần đây, một loạt ứng dụng trên các nền tảng số đã được Tổng cục Du lịch nghiên cứu, triển khai và đưa vào sử dụng để tăng trải nghiệm cho du khách, cải thiện môi trường du lịch.


Hướng dẫn kiểm tra điểm đến an toàn trên ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn tại các khách sạn
Hướng dẫn kiểm tra điểm đến an toàn trên ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn tại các khách sạn

Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lan tỏa mạnh mẽ, du lịch cũng không thể đứng ngoài cuộc. Quảng bá, phát triển du lịch trên cơ sở chuyển đổi số được coi là tương lai của ngành “công nghiệp không khói”.

Trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh, hướng đi này càng khẳng định tính ưu việt khi các giao dịch du lịch theo phương thức truyền thống đang có xu hướng chuyển sang môi trường số.

Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) Hoàng Quốc Hòa cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng cũng như cơ hội của chuyển đổi số với phát triển du lịch, ngành du lịch đã sớm chủ động xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh. Triển khai Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30-11-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025, Tổng cục Du lịch đã xây dựng nền tảng số đa dạng tích hợp nhiều tính năng thiết yếu dành cho cả cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch.

Bên cạnh những website như: Trang thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch, Cơ sở dữ liệu du lịch Việt; Cơ sở dữ liệu thống kê du lịch Việt về nhân lực, lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên; Tổng cục Du lịch còn chú trọng xây dựng các kênh YouTube, Zalo, Facebook để đẩy mạnh tuyên truyền về du lịch Việt Nam với nội dung đa dạng, liên tục cập nhật. Tổng cục cũng phối hợp các bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng “Thẻ Việt - Một thẻ quốc gia” tích hợp nhiều tính năng về du lịch, y tế, thương mại, giao thông, giáo dục…

Thời gian gần đây, ngành du lịch đã đẩy mạnh triển khai các ứng dụng trên nền tảng di động, góp phần mang đến nhiều tiện ích và khả năng tương tác hơn cho người sử dụng. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn - công cụ hữu hiệu giúp bảo vệ quyền lợi du khách, nhất là trong mùa dịch. Bên cạnh tiện ích cung cấp các thông tin cụ thể về điểm đến như chính sách ưu đãi, khuyến mại…, tính năng nổi bật của ứng dụng là khách du lịch có thể truy cập bản đồ số để tra cứu mức độ an toàn của điểm đến, từ đó xây dựng hành trình du lịch an toàn, thuận tiện.

Theo quy định mới ban hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ sở lưu trú trên toàn quốc phải đăng ký, tự đánh giá an toàn Covid-19 mới được phục vụ khách. Sau khi đăng ký thành công trên hệ thống http://safe.tourism.com.vn, các cơ sở này sẽ được cấp mã QR để dán vào những nơi dễ quan sát như quầy lễ tân, cửa ra vào. Du khách sử dụng điện thoại có cài đặt ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn chỉ cần quét mã QR để kiểm tra xem cơ sở đó đã đăng ký tiêu chuẩn an toàn với cơ quan quản lý nhà nước hay chưa, và trong triển khai có thực hiện đầy đủ các tiêu chí hay không. Tính năng này đang được các doanh nghiệp du lịch và du khách đánh giá cao về hiệu quả sử dụng.

Đến nay, trên cả nước có khoảng 13.000 doanh nghiệp, cơ sở lưu trú đăng ký, tự đánh giá an toàn Covid-19. Trong quá trình sử dụng các dịch vụ du lịch, ứng dụng này còn cho phép du khách trực tiếp nêu ý kiến đánh giá về chất lượng dịch vụ. Tháng 5 vừa qua, thông qua phản ánh của một du khách người Đức trên ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tìm ra và xử phạt một lái xe ở Hà Nội có hành vi ép giá khách du lịch, từ đó giải quyết thỏa đáng quyền lợi của du khách.

Bên cạnh ứng dụng dành cho du khách, Tổng cục Du lịch cũng phát triển ứng dụng Hướng dẫn viên du lịch với nhiều tính năng đa dạng, cho phép hướng dẫn viên kết nối đồng bộ với công ty lữ hành để quản lý lịch trình tua, số lượng khách, tương tác nhanh chóng với khách hàng để kịp thời thông tin, tiếp nhận phản hồi của khách…

Ông Hoàng Quốc Hòa cho biết, hai ứng dụng nêu trên có thể coi thuộc cùng một bộ, có khả năng liên thông với nhau để hai đối tượng cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ kết nối một cách tốt nhất. Thời gian tới, hai ứng dụng này sẽ được thay đổi về giao diện theo hướng thân thiện hơn với người sử dụng, đồng thời phát triển thêm các tính năng về thanh toán điện tử, vé điện tử...

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.