Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Thí điểm chuyển đổi số cấp xã

Minh Thu - 15:14, 24/05/2021

UBND tỉnh Cao Bằng vừa chọn xã Phúc Sen (huyện Quảng Hòa) và xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh) để thí điểm chuyển đổi số cấp xã. Đây là hai xã có lợi thế về thu hút du lịch, có nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống, được kỳ vọng làm điểm để nhân rộng ra toàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Cán bộ xã Đàm Thủy họp bàn về việc chuyển đổi số
Cán bộ xã Đàm Thủy họp bàn về việc chuyển đổi số

Đầu năm 2021, chị Vương Thị Ngân, cán bộ phụ trách công tác cải cách hành chính (CCHC) của xã Phúc Sen, đã được chọn cử tham gia lớp tập huấn công tác CCHC do UBND huyện Quảng Hòa tổ chức. Chị Ngân được trang bị các kiến thức cơ bản của nhiệm vụ CCHC, như: thái độ, tác phong, quy trình thực hiện nhiệm vụ CCHC...

“Việc tham gia lớp tập huấn CCHC là bước khởi đầu cho kế hoạch thực hiện chuyển đổi số của UBND xã Phúc Sen, thực hiện thí điểm theo Kế hoạch của UBND tỉnh Cao Bằng”, chị Ngân chia sẻ.

Theo ông Đàm Đình Đạo, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sen, dù điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng từ năm 2020 đến nay, xã Phúc Sen đã giải quyết 121/121 thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế “Một cửa” trên 25 lĩnh vực, không để tồn đọng, quá hạn về quy trình, thủ tục. Kết quả trên thể hiện sự nỗ lực vượt khó của cán bộ, công chức, viên chức bô phận “Một cửa” trong công tác CCHC của xã.

"Đây cũng là tiền đề, là điều kiện thuận lợi để UBND xã triển khai thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình”, ông khẳng định.

Ông Đạo cho biết thêm, thực hiện việc chuyển đổi số thí điểm theo Kế hoạch số 2769 của UBND tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen sẽ được đầu tư hạ tầng, công nghệ từ phía VNPT Cao Bằng. Hiện, xã đang thực hiện việc khảo sát và lập danh sách các hạng mục để báo cáo UBND huyện và VNPT Cao Bằng để triển khai đầu tư hạ tầng.

“Việc chuyển đổi số, được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong các thủ tục hành chính, đồng thời quảng bá, giới thiệu được tiềm năng, thế mạnh của địa phương”, ông Đạo cho biết.

Chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội cho người dân Phúc Sen giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống tới bạn bè trong và ngoài nước
Chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội cho người dân Phúc Sen giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống tới bạn bè trong và ngoài nước

Tương tự, ở xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh), với hạ tầng cũ, trang thiết bị công nghệ lạc hậu, việc chuyển đổi số, được kỳ vọng góp phần mang lại diện mạo mới cho xã vùng biên này. Theo ông Mê Văn Đạt, Bí thư Đảng ủy xã Đàm Thủy, với việc chuyển đổi số, chính quyền, người dân sẽ có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết các TTHC nhanh gọn, thuận tiện. Đặc biệt, người dân có thể ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, quảng bá du lịch.

“Đảng bộ xã phấn đấu mỗi năm đạt 02 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới để đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2024, đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng Đàm Thủy thành thị trấn du lịch từ chuyển đổi số”, ông Mê Văn Đạt bày tỏ.

Với điểm du lịch Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy sẽ tận dụng chuyển đổi số để đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch.
Với điểm du lịch Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy sẽ tận dụng chuyển đổi số để đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch.

Theo ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, mục tiêu đặt ra tại các xã thí điểm chuyển đổi số là: 100% cán bộ thôn, xóm trên địa bàn xã được tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số. Đảm bảo các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Trên 80% hồ sơ công việc tại UBND xã được xử lý trên mạng Internet (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 

Đồng thời, cải thiện hạ tầng và nền tảng số phục vụ xã hội, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, sóng di động mạng 3G, 4G được phủ đến các hộ gia đình trong xã. Tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn có tài khoản trên Cổng dịch vụ công đạt trên 50%. 100% cán bộ thôn, xóm nhận thông tin chỉ đạo điều hành từ UBND xã qua ứng dụng trên điện thoại. Trạm y tế của xã được kết nối hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa…

Việc chuyển đổi số ở Cao Bằng được triển khai theo hình thức xã hội hóa, huy động, lựa chọn các doanh nghiệp có thế mạnh về chuyển đổi số hỗ trợ triển khai. Sau khi hoàn thành thí điểm, tỉnh sẽ có đánh giá hiệu quả và tổ chức triển khai nhân rộng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.