Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình phối hợp công tác giữa UBDT và Bộ GD&ĐT giai đoạn 2018 - 2021: Tạo chuyển biến tích cực trong phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi

Hoàng Quý - 16:05, 05/11/2021

Giai đoạn 2018 - 2021, Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đạt được nhiều kết quả. Các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Chất lượng giáo dục vùng DTTS và miền núi ngày càng được nâng cao. (Ảnh minh họa)
Chất lượng giáo dục vùng DTTS và miền núi ngày càng được nâng cao. (Ảnh minh họa)

Thực tế thời gian qua đã khẳng định, UBDT và Bộ GD&DT có vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các chính sách, phù hợp với điều kiện thực tế về giáo dục trong tình hình mới ở vùng DTTS. Theo đó, UBDT và Bộ GD&ĐT đã phối hợp rà soát, đánh giá các chính sách GD&ĐT vùng DTTS như: Việc áp dụng phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao trong xây dựng chính sách GD&ĐT; chính sách cho người dạy, người học; chính sách cử tuyển, các chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.

Trên cơ sở đó, phát hiện những vấn đề bất cập, đề xuất xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi. Tích cực phối hợp xây dựng các chuyên đề, tham luận và tham gia các hội nghị, hội thảo do hai đơn vị tổ chức, như: Hội nghị Tổng kết về chính sách dân tộc; Hội thảo về phân định vùng DTTS theo trình độ phát triển; Hội thảo đánh giá báo cáo thực hiện Nghị định số 05 về Công tác dân tộc; Hội thảo định hướng mô hình, giải pháp phát triển trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2018 - 2028…

Thông qua đó, kịp thời chuyển tải các định hướng, mục tiêu, giải pháp của ngành Giáo dục và đề xuất, kiến nghị sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đối với phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi.

UBDT và Bộ GD&ĐT còn tích cực phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, dự án nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. Từ năm 2018 đến nay, UBDT và Bộ GD&ĐT đã phối hợp xây dựng và sửa đổi 2 Luật và 7 Nghị định; xây dựng báo cáo và các văn bản giải quyết khó khăn, vướng mắc về tổ chức thực hiện các chính sách giáo dục vùng DTTS và miền núi.

Học sinh, sinh viên người DTTS luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội
Tặng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng cao trước thềm năm học mới

UBDT đã triển khai thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”. Kết quả có 1.459 học viên đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu và đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc; tổ chức 115 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại 40 tỉnh, thành phố…

Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, UBDT và Bộ GD&ĐT đã tích cực phối hợp xây dựng Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; rà soát, tích hợp các chính sách phát triển giáo dục dân tộc vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thông qua 3 tiểu dự án, Tiểu dự án 1 (Dự án 5): Đổi mới hoạt động củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS; Tiểu dự án 2 (Dự án 5): Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS; Tiểu dự án 2 (Dự án 4): Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệm công lập của lĩnh vực công tác dân tộc nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục ở các vùng này.

Cùng với các hoạt động thực hiện các chính sách dân tộc, UBDT và Bộ GD&ĐT còn đẩy mạnh các hoạt động về công tác thống kê, thông tin, tuyên truyền chính sách dân tộc; công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi…

Từ những kết quả đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, UBDT và Bộ GD&DT tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; tăng cường phối hợp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi; phối hợp chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc dậy học tiếng nói, chữ viết DTTS trong trường phổ thông và dạy học tiếng DTTS đối với cán bộ công chức, viên chức công tác tại vùng DTTS; phối hợp trong việc nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh chính sách dân tộc trong lĩnh vực GD&ĐT vùng DTTS và miền núi từ đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành liên qua sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường phối hợp về công tác thi đua, khen thưởng, thông tin, tuyên truyền nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước…

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.