Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK ở Hòa Bình giảm bình quân 6,39%/năm

Văn Hoa - 11:12, 25/11/2023

Theo Kết luận số 955-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tại Hội nghị giao ban Chuyên đề quý III năm 2023 về “Tăng cường các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025” nêu rõ, với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 và các nguồn vốn khác đã giúp tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh giảm bình quân 6,39%/năm.

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 và các nguồn vốn khác đã giúp tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giảm bình quân 6,39%/năm (Trong ảnh: Một góc xóm Thung, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc)
Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 và các nguồn vốn khác đã giúp tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giảm bình quân 6,39%/năm (Trong ảnh: Một góc xóm Thung, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc)

Theo đó, sau hơn 02 năm triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021-2025, bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình được kiện toàn, thành lập kịp thời, đảm bảo về thành phần, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể; hoạt động ổn định, phát huy hiệu lực, hiệu quả, nhờ đó nhiều dự án, nội dung được thực hiện và đã hoàn thành đang phát huy hiệu quả nhất định.

Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, nhất là ở địa bàn khó khăn vùng đồng bào DTTS, miền núi. Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm. Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc và các chương trình, các địa phương đã thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2022 và năm 2023 đã giải ngân là 417.757 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư là 272.231 triệu đồng, đạt 42,82% kế hoạch giao; vốn sự nghiệp là 145.526 triệu đồng, đạt 24,2% kế hoạch giao. 

Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình và các nguồn vốn khác toàn tỉnh đã có 08/59 xã đặc biệt khó khăn được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đồng thời thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; tỷ lệ giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đạt 2,93%; tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 6,39%/năm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.