Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chú trọng triển khai tốt các chính sách giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi

PV - 09:35, 12/12/2022

Thời gian qua, việc thực hiện chính sách giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (DTBT) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp ủy, chính quyền, các cơ sở giáo dục. Qua đó nhiều con em đồng bào DTTS được học tập xuyên suốt qua các bậc học và theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.

Học sinh Trường PTDTNT Pi Năng Tắc, huyện Bác Ái học đánh mã la
Học sinh Trường PTDTNT Pi Năng Tắc, huyện Bác Ái học đánh mã la

Qua giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ninh Thuận về kết quả triển khai thực hiện chính sách giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi đối với các trường phổ thông DTNT, DTBT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, cho thấy: Hiện nay toàn tỉnh có 5 trường phổ thông DTNT với tổng số 1.743 học sinh (HS), trong đó, cấp THCS 1.037 em; cấp THPT 706 em. Đối với phổ thông DTBT, toàn tỉnh có 11 trường với tổng số 2.508 HS. Hệ thống trường cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động nhà trường cơ bản được đầu tư đầy đủ.

Trong 5 năm, từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 tổng kinh phí hỗ trợ cho HS từ ngân sách nhà nước là 103,87 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ HS nội trú thuộc 5 trường (3 trường cấp huyện, 2 trường cấp tỉnh) là 107,28 tỷ đồng. Các chế độ hỗ trợ cho HS thuộc diện chính sách được tỉnh chi trả, cấp phát kịp thời theo quy định, không có trường hợp khiếu nại các chế độ, chính sách cho người học có liên quan. Đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nguồn ngân sách phân bổ hàng năm cho chi thường xuyên đối với các trường phổ thông DTNT trong 5 năm là 87,88 tỷ đồng. Nguồn chi thường xuyên đảm bảo đủ chi lương và các khoản khác theo lương, không có tình trạng nợ lương của giáo viên. Nhờ đó, chất lượng dạy và học hằng năm của các trường phổ thông DTNT, trường phổ thông DTBT tăng lên. Cụ thể, đối với cấp THPT, hằng năm có tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt từ 98-100%; tỷ lệ đậu đại học, cao đẳng và dự bị đại học năm 2020 đạt 64,6%, so với năm 2016 tăng 12,9%; đối với cấp THCS tỷ lệ lên lớp thẳng và đỗ tốt nghiệp THCS đạt 100%, góp phần vào mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS cấp huyện. Đối với cấp tiểu học, 99% HS hoàn thành chương trình lớp học và hoàn thành cấp học.

Đồng chí Pi Năng Thị Hốn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ninh Thuận, cho biết: Việc triển khai các chính sách giáo dục đối với các trường phổ thông DTNT, trường phổ thông DTBT là chủ trương đúng đắn của Đảng, là chính sách ưu việt giúp con em các DTTS cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn có đủ điều kiện tham gia học tập; giúp các cơ sở giáo dục có thêm điều kiện quản lý, chăm sóc HS, duy trì sĩ số HS được thuận lợi hơn; từng bước đáp ứng, giải quyết được những khó khăn vướng mắc tồn tại trong nhiều năm qua đối với các đối tượng HS và đội ngũ giáo viên vùng đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ HS các trường phổ thông DTNT, trường phổ thông DTBT đã được chính quyền các cấp quan tâm lãnh, chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư xây dựng. Các chính sách này đã góp phần huy động HS ra lớp, tăng tỷ lệ chuyên cần, hạn chế tình trạng HS bỏ học, bỏ học giữa chừng, bỏ học cách nhật vì nhà xa trường; nhờ đó, cuộc sống và các quyền của trẻ em được đảm bảo thực hiện tốt hơn; giúp các em được giao lưu, mở mang, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí; đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, các địa phương có điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn. Qua đó, đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

Nông nghiệp tiếp tục là mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện Ninh Sơn trong thời gian tới
Nông nghiệp tiếp tục là mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện Ninh Sơn trong thời gian tới

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách giáo dục đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thời gian đến, cũng theo đồng chí Pi Năng Thị Hốn, qua giám sát, Ban kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với sự nghiệp GD&ĐT, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về GD&ĐT đối với vùng đồng bào DTTS; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển; huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học của HS vùng đồng bào DTTS.

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành GD&ĐT tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em mầm non và HS tiểu học vùng đồng bào DTTS và miền núi; thực hiện tốt công tác huy động HS đến trường, duy trì sĩ số là nhiệm vụ then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm từng bước thực hiện có hiệu quả mục tiêu thiên niên kỷ đối với vùng đồng bào DTTS trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục triển khai biên soạn sách dạy học tiếng Raglay đưa vào dạy thực nghiệm trong năm học 2022-2023. Xem xét nghiên cứu chính sách đặc thù của tỉnh để các em có điều kiện học 2 buổi/ngày không phải bỏ học.

Đồng thời, Ban Dân tộc HĐND tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT một số chính sách liên quan đến HS vùng đồng bào DTTS cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.