Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) Nguyễn Văn Nhuận: Hỗ trợ tương xứng để người dân sống được từ rừng

Lê Phương - 14:29, 04/06/2023

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi có chính sách hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên, do UBND cấp xã trực tiếp quản lý cho đồng bào DTTS và người Kinh nghèo sinh sống ổn định ở các địa phương miền núi. Tuy nhiên thực tế tại địa phương, khi triển khai thực hiện Chương trình gặp nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ.

Ông Nguyễn Văn Nhuận - Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn
Ông Nguyễn Văn Nhuận - Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn

Thứ nhất, rừng tự nhiên đạt độ che phủ cao đều thuộc quản lý của các Ban Quản lý bảo vệ rừng. Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên do các xã quản lý rất ít, lại nằm ở những nơi xa xôi. Chủ yếu là rừng nghèo, cây bụi rậm tái sinh nên bà con nhận quản lý bảo vệ không thể kết hợp làm mô hình kinh tế dưới tán rừng sinh lợi nhuận.

Thứ hai, kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng ở mức 400.000 đồng/ha/năm là rất thấp, trong khi khoảng cách từ nhà dân đến khu rừng nhận khoán, bảo vệ hàng chục km nên người dân không nhận bảo vệ rừng.

Thứ ba, do phong tục tập quán sản xuất của bà con địa phương chưa quen với việc quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, kết hợp với làm kinh tế dưới tán rừng nên họ không mặn mà nhận giao khoán bảo vệ rừng.

Vì thế để thực hiện được chính sách này, cần có mức hỗ trợ tương xứng để người dân có trách nhiệm và sống được từ rừng là mong muốn chung của đồng bào các địa phương miền núi khó khăn hiện nay. Ngoài ra, việc có thêm các chính sách hỗ trợ sinh kế kịp thời, hiệu quả cũng sẽ là những giải pháp quan trọng để người dân an tâm bảo vệ, chăm sóc rừng. Bên cạnh đó, các cấp ngành cần hỗ trợ triển khai những mô hình kinh tế phù hợp dưới tán rừng mang lại hiệu quả để bà con học tập, làm theo.

Tin cùng chuyên mục
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.