Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: TP. Hồ Chí Minh cần giải quyết ngay những điểm nghẽn về y tế

PV - 22:13, 21/06/2022

Chiều 21/6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri là Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc các tôn giáo, Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc, giới văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Trong số các ý kiến phát biểu của cử tri, đáng chú ý là ý kiến của GS.TS. BS Thầy thuốc Nhân dân Trần Đông A. Đề cập đến Luật Khám chữa bệnh, ông Trần Đông A cho rằng, từ lâu khám chữa bệnh có rất nhiều vấn đề mà người dân quan tâm như: Giá dịch vụ y tế, xã hội hóa, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y bác sĩ ở các cơ sở khám chữa bệnh và nhiều vấn đề khác. Tất cả những vấn đề này bộc lộ nhiều hạn chế khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đang được Bộ Y tế soạn thảo, nếu được Quốc hội thông qua sẽ là cơ sở pháp lý để chính quyền, cơ quan quản lý y tế, các bệnh viện, nhân viên y tế có cơ sở thực hiện, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Cũng theo GS.TS. BS Trần Đông A, Nhân dân rất hoan nghênh về cách xử lý nhanh và quyết đoán của các cơ quan pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ liên quan đến Công ty Việt Á. Điều này cho thấy không có vùng cấm trong xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước. Song, cũng qua những vụ việc này, vị cử tri bày tỏ sự lo lắng và quan tâm đến tác động của vụ việc đối với ngành Y, nhiều bệnh viện cơ sở y tế không dám mua thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm. Do đó, rất dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình thực hiện và ai cũng có thể dính đến sai phạm. Hệ quả thấy rõ là bệnh nhân và Nhân dân chịu thiệt thòi.

“Muốn khắc phục hạn chế này đòi hỏi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện với nhiều quyết sách quyết liệt và đồng bộ”,  ông Trần Đông A bày tỏ. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các cử tri. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các cử tri. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Ông Huỳnh Văn Minh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh thẳng thắn nêu vấn đề: Tham nhũng, tiêu cực ngày càng nhiều hơn và nghiêm trọng hơn, đặc biệt là xảy ra ở cán bộ cấp cao, làm ở các ngành trọng yếu liên quan đến đời sống và sức khỏe của Nhân dân. Ông Minh cũng hoàn toàn nhất trí và ủng hộ chủ trương của Đảng về việc cho thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, ông Minh đề nghị ban hành một số quy định mới để góp phần xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, nhất là trường hợp cố ý làm trái để trục lợi.

Phát biểu tại các buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước ghi nhận các ý kiến của cử tri tâm huyết, thẳng thắn, đóng góp với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao vì sự phát triển thành phố và đất nước. Nhiều ý kiến của các nhân sĩ, trí thức được chuẩn bị công phu, không chỉ phản ánh đơn thuần mà còn hiến kế nhiều biện pháp cụ thể, cả những vấn đề cấp thiết và cả chiến lược lâu dài.

Nhấn mạnh vai trò của đội ngũ nhân sĩ, trí thức, các chức sắc tôn giáo, văn nghệ sĩ, đại diện các dân tộc là những lực lượng rất quan trọng, có nhiều đóng góp trong kiến thiết đất nước, xây dựng và củng cố đại đoàn kết dân tộc, nhất là thời điểm đất nước gặp khó khăn và trong giai đoạn phát triển mới đòi hỏi mô hình tăng trưởng mới, trí tuệ và chất xám và cả đồng thuận trong phát triển, Chủ tịch nước đề nghị Thành phố trên tinh thần cầu thị, chân thành, có những chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài, tiếp tục quan tâm đến nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo, cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thực hiện tốt tư tưởng, chủ trương đại đoàn kết dân tộc, phát huy, khơi dậy mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển.

Chủ tịch nước đề cập TP. Hồ Chí Minh bộn bề công việc, cần phải khẩn trương bắt tay triển khai phục hồi và kiến thiết sau đại dịch từ nhiệm vụ phục hồi kinh tế, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội đến bắt tay vào triển khai những mục tiêu và ý tưởng lớn mà thành phố đã nhiều lần đề cập như: Đại đô thị thông minh, đô thị phát triển, một nền kinh tế đổi mới sáng tạo, nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa phương Nam của người Việt, Trung tâm khởi nghiệp, Trung tâm sáng tạo của cả nước, trung tâm giáo dục quốc tế, trung tâm y tế quốc tế...

Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh TP. Hồ Chí Minh là thành phố đầu tàu cả nước trong phát triển kinh tế và đổi mới sáng tạo, nên bất kỳ điểm nghẽn hay rào cản phát triển mà Thành phố gặp phải đều tác động đến khả năng hoàn thành mục tiêu chung ở phạm vi quốc gia.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo bảo đảm cung ứng dịch vụ y tế, giáo dục, ổn định giá cả, chú trọng khơi thông bất cập trong đấu thầu, mua sắm thuốc, giải bài toán thiếu thuốc và các vật tư tiêu hao, không để những vướng mắc về thủ tục mua sắm vật tư y tế ảnh hưởng đến yêu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.

Ngành Y tế cả nước và y tế TP. Hồ Chí Minh cần có những tổng kết, đánh giá và đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc tiếp tục củng cố năng lực của hệ thống y tế, xác định lại mô hình chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Cần củng cố, kể cả bảo đảm y tế dự phòng, nguồn nhân lực y tế, mô hình bác sĩ gia đình; trạm y tế lưu động; có biện pháp giải quyết tình trạng nhiều cán bộ y tế bỏ việc và thiếu vật tư y tế. Ngành Giáo dục cần kiểm soát học phí và chất lượng giáo dục; kể cả vấn đề sách giáo khoa và giảng dạy môn lịch sử một cách phù hợp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các cử tri là nhân sĩ, trí thức, chức sắc các tôn giáo, người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc, giới văn nghệ sĩ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các cử tri là nhân sĩ, trí thức, chức sắc các tôn giáo, Người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc, giới văn nghệ sĩ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Cùng với đó, Thành phố cần nỗ lực phục hồi kinh tế, tạo việc làm; lắng nghe, đối thoại với doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc, giải quyết tắc nghẽn của từng dự án, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; thu hút và thúc đẩy đầu tư tư nhân. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội đa tầng, trong đó có việc mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội; củng cố niềm tin, tinh thần và động lực làm việc của cán bộ công chức Thành phố. Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch, đáp ứng những mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới, đặc biệt là những hạ tầng thiết yếu, hạ tầng chiến lược, kể cả quy hoạch chiều cao, quy hoạch không gian ngầm.

Nhấn mạnh yêu cầu nỗ lực phấn đấu là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật dẫn đầu cả nước, Chủ tịch nước lưu ý, TP. Hồ Chí Minh cùng với thúc đẩy phát triển kinh tế, cần chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân. Chú trọng phát triển văn hóa, làm tốt hơn vấn đề nuôi dưỡng tài năng, bảo vệ và tôn vinh tài năng, tạo điều kiện để những tên tuổi văn nghệ sĩ lớn, tiếp tục có những tác phẩm lớn đóng góp vào nền văn hóa nước nhà. Sự bảo trợ của Nhà nước phải được chuyển hóa thành các “đặt hàng” giá trị, tương xứng và minh bạch để vừa tạo thăng hoa, vừa tạo sức hút, lan toả.

Chủ tịch nước tin tưởng với sự ủng hộ, chung sức đồng lòng của cử tri Thành phố, các vị nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, Người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc, các văn nghệ sĩ Thành phố, TP. Hồ Chí Minh sẽ có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, xứng đáng với vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.