Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch nước đề nghị Ấn Độ đẩy nhanh hỗ trợ vaccine cho Việt Nam

PV - 23:08, 06/09/2021

Chiều nay, 6/9, tại Phủ Chủ tịch, tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ cảm ơn Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ Việt Nam máy tạo oxy và các thiết bị y tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước mong muốn Đại sứ thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ cho Việt Nam vay khẩn cấp 10 triệu liều vaccine trong thời gian tới, đồng thời cung cấp các thuốc điều trị COVID-19 cũng như các vật tư, trang thiết bị y tế cho Việt Nam.

Trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đại sứ quan tâm thúc đẩy hợp tác hai nước, trong đó có duy trì và thúc đẩy tiếp xúc cấp cao, các cấp và giao lưu nhân dân; đẩy mạnh thực hiện các cơ chế hợp tác sẵn có như Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ; tham khảo chính trị bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Hai bên cần hợp tác tổ chức các hoạt động có ý nghĩa, thiết thực Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao; tích cực thúc đẩy thực hiện chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giai đoạn 2021 - 2023 nhằm cụ thế hóa các lĩnh vực hợp tác mà hai bên đã nhất trí.

Chủ tịch nước cũng đề nghị thúc đẩy hợp tác quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác an ninh mạng, trao đổi thông tin tình báo, phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề an ninh phi truyền thống, trao đổi và hỗ trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Ấn Độ Verma tại buổi tiếp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Ấn Độ Verma tại buổi tiếp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Về hợp tác kinh tế - thương mại, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ Ấn Độ mở cửa cho hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng hóa nông sản như nhãn, chôm chôm, sầu riêng. Việt Nam luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh như: Công nghệ chế biến, chế tạo; công nghiệp phụ trợ ô tô; công nghệ thông tin và truyền thông; năng lượng tái tạo; nông nghiệp công nghệ cao; đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đề nghị hai bên có kế hoạch tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, văn hóa, du lịch, đón đầu làn sóng phục hồi giai đoạn hậu COVID-19; sớm nối lại đường bay thẳng giữa các thành phố lớn của hai nước khi điều kiện cho phép.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá cao vai trò, tiếng nói quan trọng của Ấn Độ, nhất là về vấn đề Biển Đông, đồng thời mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, trong ASEAN, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi hai nước cùng là Ủy viên không thường trực.

Trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp, Đại sứ Pranay Verma vui mừng nhận thấy, dù đại dịch COVID-19 nhưng hợp tác thương mại hai bên vẫn tăng trưởng tốt và có thể đạt 15 tỷ USD trong năm nay. Đại sứ đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo thuận lợi để các doanh nghiệp dầu khí hai bên gia hạn các chương trình hợp tác. Trong lĩnh vực văn hóa, Đại sứ cũng khẳng định sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam trong trùng tu, bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và có khả năng hoàn thành vào đầu năm tới.

Trân trọng cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ Ấn Độ ứng phó với làn sóng đại dịch COVID-19 thứ 2 vào tháng 6 vừa qua, Đại sứ cho biết, Ấn Độ cũng luôn cố gắng hết sức để hỗ trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến này. Các công ty dược phẩm của Ấn Độ cũng đã cung cấp những loại thuốc chữa trị COVID-19 cho Việt Nam. Mặc dù Ấn Độ đang tập trung vào chương trình tiêm chủng quốc gia, nhưng vẫn luôn dành sự quan tâm cho việc phòng chống dịch của các đối tác, trong đó có Việt Nam. Ấn Độ cũng tăng năng lực sản xuất vaccine nội địa để hỗ trợ cho các đối tác.

Đánh giá cao Đại sứ Ấn Độ về các vấn đề nêu ra, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp với Đại sứ và các cơ quan chức năng Ấn Độ để thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa hai nước./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.