Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chống dịch nơi biên giới

Thoa Hồng - 10:15, 31/03/2020

“Ăn lán, ngủ rừng” trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn đủ thứ nhưng những cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đóng quân trên địa bàn huyện Tràng Định (Lạng Sơn) vẫn ngày đêm bám trụ các chốt chặn ở đường mòn lối mở; nỗ lực không ngừng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Lán trại ở chốt Nặm Xà xã Đội Cấn được dựng ven đường
Lán trại ở chốt Nặm Xà xã Đội Cấn được dựng ven đường

Có mặt tại các trạm gác tuần tra của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng (ĐBP) Pò Mã ở điểm chốt Nặm Xà, xã Đội Cấn đúng vào những ngày mưa tầm tã, những chiếc lều dã chiến dựng ngay trên đường biên càng thêm mong manh. Lán được dựng dọc các tuyến biên giới; mỗi lán có khoảng 5 - 6 cán bộ, chiến sĩ thay phiên nhau canh giữ chốt chặn. Giữa rừng núi cao thiếu thốn trăm bề, thời tiết khắc nghiệt, họ chỉ có thể chống lại cái lạnh bằng việc nhóm lửa sưởi ấm. Nhiều điểm chốt chặn không có điện, không có nước sinh hoạt, không có sóng điện thoại di động, nhưng những người lính Biên phòng vẫn bám trụ 24/24 giờ để ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép; đồng thời, phối hợp với các lực lượng kiểm tra y tế, đưa công dân nhập cảnh về Việt Nam vào khu vực cách ly. 

Đại úy Phạm Quang Bích, Đội trưởng Đội Dân vận quần chúng, ĐBP Pò Mã, BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Tôi được phân công tại Tổ lán cố định ở Nặm Xà, xã Đội Cấn. Ở đây không có điện, không có nước sinh hoạt, anh em Tổ công tác phân nhau về lấy nước để sinh hoạt. Nhưng trên hết, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” cán bộ, chiến sĩ, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan”. 

Còn tại điểm chốt chặn ở khu vực xã Đào Viên, lán dã chiến được dựng lên ngay bên đường mòn. Thượng sĩ Nguyễn Trường Thọ, học viên khoa Cửa khẩu của Học viện Biên phòng là một trong những thành viên được Bộ Tư lệnh BĐBP tăng cường lên Lạng Sơn phòng, chống dịch trong đợt này cho biết: “Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đường sá đi lại khó khăn, nhưng tôi cũng như các chiến sĩ không nề hà. Đây cũng là cơ hội, để chúng tôi rèn luyện ý chí cho bản thân, đóng góp một phần công sức của mình trong công tác phòng, chống dịch Covid - 19 trên tuyến biên giới”.

Theo Đại tá Trịnh Hữu Tăng, Chính ủy BĐBP Lạng Sơn, để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, lực lượng BĐBP đóng quân trên địa bàn huyện Tràng Định đã bố trí 21 tổ, đội, chốt với 135 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát 24/24 giờ tại các đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới dài trên 50km. Những ngày qua, lực lượng BĐBP trên địa bàn Tràng Định đã ngăn chặn được 71 trường hợp vượt biên trái phép từ bên kia biên giới trở về nước, đưa vào khu cách ly tập trung. 

Ngoài ra, lực lượng còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đồng bào DTTS về sự nguy hiểm của dịch bệnh; không vượt biên trái phép sang bên kia biên giới lao động; Phối hợp với tổ thông tin truyền thông tại các xã, thôn cập nhật tình hình, diễn biến mới của dịch Covid-19, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn các xã. Đơn vị cũng đã cử cán bộ xuống nhà dân phổ biến, phát tờ rơi tuyên truyền về cách phòng, chống dịch bệnh nâng cao ý thức cho người dân biên giới về tác hại do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Lực lượng BĐBP trên địa bàn Tràng Định đã ngăn chặn thành công 71 trường hợp vượt biên trái phép từ bên kia biên giới trở về nước đưa vào khu cách ly tập trung”.

Đại tá Trịnh Hữu Tăng, Chính ủy BĐBP Lạng Sơn.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.