Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chợ phiên San Thàng - điểm đến độc đáo tỉnh Lai Châu

PV - 15:43, 22/07/2021

Chợ phiên San Thàng (TP. Lai Châu) là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao, Giáy, Lự… Tới chợ, đồng bào không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để tâm tình, say cái men say của núi rừng Tây Bắc.

Một góc Chợ phiên San Thàng
Một góc Chợ phiên San Thàng

Chợ phiên San Thàng cách thành phố Lai Châu khoảng 5 km trên quốc lộ 4D. Chợ họp vào sáng thứ 5 và sáng Chủ nhật hàng tuần, rất đông đúc, tấp nập, rực rỡ sắc màu bởi trang phục của đồng bào các dân tộc vùng cao. Những người tới chợ phần lớn là đồng bào các dân tộc quanh vùng. Họ tới chợ từ sớm, mang theo những sản vật của núi rừng như mật ong rừng, gà rừng hoặc những sản phẩm thủ công truyền thống khăn, áo, đồ mây tre đan, vải thổ cẩm…Chợ bán đủ thứ từ cái kim, sợi chỉ cho đến mớ rau, củ khoai, củ sắn và cả những sản phẩm thiết yếu cho gia đình.

 Đồng bào các DTTS ở vùng cao mang đến chợ phiên đủ các loại hàng hóa, từ nông sản, sản vật núi rừng tới các con vật nuôi
Đồng bào các DTTS ở vùng cao mang đến chợ phiên đủ các loại hàng hóa, từ nông sản, sản vật núi rừng tới các con giống vật nuôi

Ở chợ phiên, đồng bào dường như đều quen nhau cả, đều toát lên sự gần gũi thân mật. Các cô gái, chàng trai người Lự, người Mông hay người Dao, đều có cái cớ riêng để tới chợ. Còn với nhiều người tới chợ đã trở thành một nếp sống. Bởi vậy ngày thường chợ vốn vắng vẻ, hiu quạnh nhưng đến phiên, chợ San Thàng lại nhộn nhịp, đông vui, rộn rã sắc màu đến khác lạ.

Người phụ nữ dân tộc Mông mang 2 con gà xuống chợ phiên để bán
Người phụ nữ dân tộc Mông mang 2 con gà xuống chợ phiên để bán
 Chợ là nơi hội tụ những nét văn hoá đặc trưng trong đời sống của đồng bào dân tộc tỉnh Lai Châu
Chợ là nơi hội tụ những nét văn hoá đặc trưng trong đời sống của đồng bào dân tộc tỉnh Lai Châu

Trong chợ phiên, du khách  gặp rất nhiều sắc màu văn hoá đặc trưng, tạo lên bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Không khó để bắt gặp những cô gái dân tộc Lự má đỏ hây hây, những thiếu nữ dân tộc Giáy với trang phục nhẹ nhàng, đằm thắm hay những bà mẹ dân tộc Mông ngồi thêu thổ cẩm ngay trong phiên chợ.

 Đồng bào các dân tộc đi Chợ phiên San Thàng không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn để gặp gỡ, trò chuyện sau những ngày lao động vất vả
Đồng bào các dân tộc đi Chợ phiên San Thàng không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn để gặp gỡ, trò chuyện sau những ngày lao động vất vả
 Các loại nông sản địa phương được đồng bào dân tộc bày bán rất nhiều tại chợ
Các loại nông sản địa phương được đồng bào bày bán rất nhiều tại chợ phiên
 Có cả thịt trâu sấy, thịt lợn sấy - đặc sản của núi rừng Tây Bắc
Có cả món thịt trâu sấy, thịt lợn sấy - đặc sản của núi rừng Tây Bắc
Khu bán các loại chim cảnh
Khu bán các loại chim cảnh
 Ngoài 2 ngày chính họp vào sáng thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần, từ tháng 12/2019 chợ đêm San Thàng chính thức đi vào hoạt động, tạo một sản phẩm du lịch hấp dẫn mới
Ngoài 2 ngày chính họp vào sáng thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần, từ tháng 12/2019, chợ đêm San Thàng chính thức đi vào hoạt động, tạo nên một sản phẩm du lịch hấp dẫn mới
 Hiện nay chợ đang là điểm đến độc đáo giúp quảng bá những nét văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc nơi đây, giúp thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu đời sống, văn hóa, con người của tỉnh Lai Châu
Hiện nay, chợ đêm San Thàng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến tham quan, du lịch tại tỉnh Lai Châu
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.