Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cho những mùa Xuân yên vui

Minh Thu - 11:01, 31/01/2020

Bước vào năm Canh Tý 2020, Đề án “Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021” (gọi tắt là Đề án) theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/2017 đã đi được hơn nửa chặng đường. Kết quả bước đầu của Đề án đã góp phần đem lại những mùa Xuân bình yên, ấm áp ở các địa bàn khó khăn trên cả nước.

“Tiết học biên giới” - sự sáng tạo trong công tác tuyên truyền, PBGDPL của BĐBP Quảng Trị
“Tiết học biên giới” - sự sáng tạo trong công tác tuyên truyền, PBGDPL của BĐBP Quảng Trị

Xây nền tảng cho nông thôn mới

Châu Tiến là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Toàn xã có 1.179 hộ, với 5.182 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm 82% dân số. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Châu Tiến gặp vô vàn khó khăn.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, Châu Tiến đã “về đích” NTM với những chỉ số vô cùng ấn tượng. Toàn xã đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 56% (năm 2015) xuống còn 5,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, trên địa bàn xã không còn tảo hôn, không có người sinh con thứ ba; tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm trên 80%, các vụ việc hòa giải thành công ở cơ sở đạt trên 90%... 

Ông Sầm Hoài, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Tiến cho biết, việc được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, Châu Tiến được bố trí nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất. Đây là những điều kiện “cần”, Châu Tiến còn thêm điều kiện “đủ” khi được Ủy ban Dân tộc chọn làm điểm để thực hiện Đề án “Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021”. 

Theo ông Hoài, khi triển khai Đề án (cuối năm 2017), xã đã xây dựng Nhóm nòng cốt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), do Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Nhóm; thành viên là cán bộ tư pháp, cán bộ phụ trách công tác dân tộc, bí thư chi bộ, trưởng bản và các chi hội trưởng của 7 bản trong xã. Với hoạt động năng nổ của đội ngũ nòng cốt đó, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được quán triệt và chuyển tải kịp thời đến với đồng bào, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để xã thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Cán bộ Tư pháp huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bà con tại xã Bình An
Cán bộ Tư pháp huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bà con tại xã Bình An

Giữ bình yên bản làng

Tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021” được tổ chức ngày 24/12/2019, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đã khẳng định: Sau 3 năm thực hiện, Đề án đã thực sự đi vào cuộc sống. 

Thực tế ở cơ sở là minh chứng rõ nét cho nhận định này, nhất là ở những địa bàn vùng biên. Trước đây, do thông tin hạn chế, thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, nhiều người dân hiền lành, chất phác đã bỏ nhà cửa, gia đình, quê hương vượt biên sang biên giới làm thuê trái phép, thường xuyên đối diện với những hiểm nguy rình rập.

Chị Ly Mì Đo, ở bản A Mại, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè (Lai Châu) đã từng trải qua những tháng ngày làm thuê bên nước bạn. Chị cho biết, cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn, ngoài trồng ít lúa, ít ngô để ăn, gia đình không có điều kiện phát triển kinh tế. Vì thế, chị đã sang biên kia biên giới để kiếm sống. 

Nhưng khi được cán bộ thôn, xã cùng Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử, BĐBP Lai Châu tuyên truyền, vận động, chị Đo đã hiểu ra, không tin theo kẻ xấu và quyết tâm ở lại quê hương. Chị vay vốn ngân hàng mua lợn, mua bò về để chăn nuôi, mở rộng diện tích trồng lúa nước.

Hay như trường hợp của anh Vừ A Chua, ngụ xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (Lào Cai); năm 2017, anh Chua đã nghe theo lời một số bạn bè ở các xã lân cận rủ sang Trung Quốc làm thuê có thu nhập cao, mong sau này về có tiền để trang trải cuộc sống gia đình. Sang Trung Quốc vài tháng, tiền chẳng thấy đâu, ăn uống lại kham khổ, anh Chua xin nghỉ làm, nhưng chủ lao động không trả tiền, họ còn dọa báo Công an. Anh Chua sợ quá đành trốn về nước. 

Được cán bộ thôn, xã đến tuyên truyền, vận động về quy chế biên giới, anh Chua hiểu mình đã làm sai và nhận thấy mình vẫn còn may mắn. Dù vẫn còn khó khăn nhưng chẳng đâu bằng quê hương mình, nơi ấy có vợ con, có mảnh ruộng, nương ngô cày cấy vẫn là niềm hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.