Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc mang lại sức sống mới cho bản làng

PV - 18:06, 20/03/2018

Quá trình thực hiện hiệu qủa các chính sách dân tộc, miền núi trong hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ… đã góp phần thúc đẩy kinh tế 3 xã vùng cao Đăk Mang, Bók Tới và Ân Sơn của huyện Hoài Ân (Bình Định) phát triển đi lên.

Theo ông Hoàng Phi Long, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân: Bằng nguồn vốn từ Chương trình 135, vốn lồng ghép từ nhiều chương trình hỗ trợ của huyện, tỉnh…, những năm qua huyện chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ cho 3 xã vùng cao. Riêng năm 2017, thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi, UBND huyện đã đầu tư gần 10 tỷ đồng cho các hạng mục xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất…

Tiêu là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Hoài Ân. Tiêu là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Hoài Ân.

 

Từ năm 2014 đến nay, Hoài Ân đầu tư hơn 30 tỷ đồng xây dựng các tuyến đường đến trung tâm các xã vùng cao, gồm tuyến đường xã Ân Hữu-Đăk Mang, tuyến đường trung tâm xã tới Khu tái định cư Đồng Nhà Mười thuộc xã Ân Sơn, nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ tỉnh lộ ĐT629 đi trung tâm xã Ân Sơn; đầu tư 5,4 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi như đập Cây Sơn, đập Vườn Gọp (xã Bók Tới), đập Nước Lương (xã Đăk Mang)...

Hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài, với những con đường phẳng phiu, thông thoáng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, xóa dần “điểm đen” cô lập ở các vùng dân cư đã tạo nên đòn bẩy giúp người dân địa phương mở hướng thoát nghèo, ổn định cuộc sống. “Đường sá được thuận lợi, người dân vùng cao đã bắt đầu đổi mới tư duy làm ăn, phát triển kinh tế. Cùng với đầu tư trồng cây keo, cây chuối, bây giờ nhiều hộ đã thử sức trong việc kinh doanh buôn bán, cùng góp vốn xây dựng các mô hình chăn nuôi kết hợp làm trang trại trồng cây ăn quả, bước đầu đem lại hiệu quả”, ông Đinh Hồng Nhé, Chủ tịch UBND xã Đăk Mang, chia sẻ.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện chú trọng hỗ trợ sản xuất để tạo sinh kế cho người dân 3 xã vùng cao qua việc hỗ trợ tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ con giống, cây trồng; chuyển giao tiến bộ KHKT… Cùng với đó, huyện cũng đẩy mạnh triển khai Ðề án “Phát triển cây trồng, vật nuôi và những sản phẩm đặc sản thế mạnh của các xã đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2025”.

Ðề án được thực hiện tại 3 xã vùng cao là: Ðăk Mang, Bók Tới và Ân Sơn, với những cây trồng thế mạnh gồm: bưởi da xanh, dừa xiêm, bơ sáp, hồ tiêu, lúa lai và vật nuôi gồm trâu, bò nội, bò Zebu, heo đen, dê… Dự kiến tổng vốn thực hiện Ðề án hơn 61 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư giai đoạn 1 (2017-2020) là 26,2 tỷ đồng, giai đoạn 2 (2021-2025) là 35,3 tỷ đồng.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS, nhiều năm qua, tình hình kinh tế 3 xã vùng cao ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế của người dân được quan tâm hơn. Hiện, tại 3 xã Đăk Mang, Bók Tới và Ân Sơn đã có trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, trường học, bưu điện, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng... “Nhờ hoàn thiện nhiều công trình giao thông, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp… đến nay, từ một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, Ân Sơn đã hoàn thành 8/19 tiêu chí nông thôn mới, dự kiến năm 2018 tiếp tục hoàn thành thêm 2 tiêu chí, phát triển theo lộ trình trở thành xã nông thôn mới vào năm 2020”, ông Đinh Văn Thạnh, Chủ tịch UBND xã Ân Sơn, cho hay.

Để thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân 3 xã vùng cao, thời gian tới huyện tiếp tục cân đối các nguồn ngân sách nhằm hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng đảm bảo. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chú trọng vào cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng địa phương, góp phần nâng cao năng suất, tạo thu nhập, từng bước cải thiện đời sống của người dân, giảm khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi.

Có thể nói, việc triển khai đồng bộ các chính sách dân tộc và đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có vai trò hết sức quan trọng trong việc đổi mới diện mạo nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội làm bừng lên sức sống mới cho các xã vùng cao Hoài Ân.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận