Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chi sai hàng tỉ đồng tiền phụ cấp theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP ở Đakrông (Quảng Trị): Chưa tìm ra giải pháp khắc phục

Thanh Hải - 11:49, 13/07/2021

Hơn 6,2 tỉ đồng là số tiền mà huyện Đakrông (Quảng Trị) phải thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước do chi trả sai; đáng chú ý nhất là có hơn 5,1 tỉ đồng được huyện chi trả sai của hai loại phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Lãnh đạo huyện Đakrông đang lúng túng phương án khắc phục sai phạm này vì... "chưa biết đâu mà lần"!.

Thanh tra tỉnh Quảng Trị vừa có kết luận chỉ rõ nhiều sai phạm, yêu cầu huyện Đakrông phải thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước nhiều tỉ đồng
Một góc huyện Đakrông

Từ các tài liệu mà chúng tôi có được cho thấy, công tác quản lí việc sử dụng ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước của huyện Đakrông trong một số năm qua đã bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế. 

Theo đó, Thanh tra tỉnh Quảng Trị đã đề nghị thu hồi nộp vào tài khoản tạm giữ hơn 1 tỉ đồng; gồm kinh phí chuyển nguồn không đúng quy định 70 triệu đồng, các đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện với số tiền hơn 160 triệu đồng, UBND xã Triệu Nguyên hơn 402 triệu đồng, UBND xã Tà Rụt hơn 269 triệu đồng, Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Đakrông hơn 167 triệu đồng. 

Thanh tra tỉnh cũng yêu cầu, giảm trừ thanh toán hơn 213 triệu đồng; gồm các công trình tại các đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện hơn 75 triệu đồng, các công trình tại xã Triệu Nguyên hơn 138 triệu đồng.

Kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng trị chỉ ra nhiều sai phạm ở huyện Đakrông
Kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng trị chỉ ra nhiều sai phạm ở huyện Đakrông

Đặc biệt, sai phạm đáng chú ý của huyện Đakrông là đã chi trả sai phụ cấp lâu năm, phụ cấp thu hút khi thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP (NĐ 116), với tổng số tiền hơn 5,1 tỉ đồng và đang được đề nghị phải thu hồi.

Cụ thể, NĐ 116 quy định đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn.

Theo đó, phụ cấp thu hút được hưởng bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có. 

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, và không quá 5 năm. Riêng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn theo các mức 0,5 đến 1,0, tùy theo thời gian thực tế làm việc từ 5 đến đủ 15 năm trở lên.

Làm việc với chúng tôi, ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND huyện Đakrông đã thông tin rằng, không phải riêng huyện Đakrông mà việc chi sai phụ cấp theo NĐ 116 xảy ra ở nhiều  nơi. Ở tất cả những huyện có xã đặc biệt khó khăn, đều chi trả chế độ thu hút và lâu năm theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP như huyện Đakrông, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị đi kiểm tra, họ đánh giá là chi sai, chỉ những đối tượng hợp đồng nhưng theo chỉ tiêu của tỉnh mới được chi trả.

Ông Châu phân trần: "Thời điểm bắt đầu chi trả hai chế độ này là năm 2011, tôi chưa tham gia vì mới lên nhận nhiệm vụ gần đây. Chúng tôi đọc lại NĐ 116 thì có nói công chức, viên chức, hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách thì được hưởng hai chế độ này. Các huyện chắc cũng tham khảo ý kiến nên mới làm thế".

Nhưng các đối tượng hợp đồng là trường hợp huyện tự hợp đồng hay là hợp đồng trong định mức biên chế và được UBND tỉnh đồng ý? – chúng tôi hỏi thì ông Châu nói: Lâu quá nên tôi không nhớ được.

Về phương án xử lí số tiền hơn 5,1 tỉ đồng thuộc chế độ thu hút và chế độ lâu năm nhưng chi sai đối tượng, ông Châu khẳng định: Huyện đang giao trách nhiệm cho Phòng Tài chính phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo làm rõ từng đối tượng. Ai hợp đồng từ lúc nào, biên chế lúc nào, được hưởng ra sao cho rõ ràng rồi báo cáo UBND tỉnh biết để tỉnh chỉ đạo thực hiện ?!.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trí Kiên, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Trị cho biết: Thanh tra tỉnh đã đề nghị UBND huyện Đakrông sớm có phương án thu hồi, nộp trả ngân sách nhà nước với các khoản tiền chi sai; yêu cầu chủ tịch UBND huyện có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những thiếu sót, tồn tại nêu trên. Đồng thời nghiêm túc kiểm, có biện pháp xử lí trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.