Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Châu Âu ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới

PV - 11:39, 19/02/2021

Châu Âu trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (32.748.547 ca). Với 32.672.327 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 24.297.347 ca và Nam Mỹ với 17.204.559 ca. Châu Phi (3.819.331 ca) và châu Đại Dương (50.679 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Người dân ở vùng Catalonia (Barcelona, Tây Ban Nha) tham gia bỏ phiếu ngày 14/2/2021 trong sự thận trọng với dịch COVID-19. (Ảnh: Getty Images)
Người dân ở vùng Catalonia (Barcelona, Tây Ban Nha) tham gia bỏ phiếu ngày 14/2/2021 trong sự thận trọng với dịch COVID-19. (Ảnh: Getty Images)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 19/2 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 110.793.511 ca, trong đó 2.450.329 ca tử vong và 85.727.680 ca đã được chữa khỏi.

Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 369.465 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 - ghi nhận số ca nhiễm mới là 58.463 ca và 2.201 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 28.512.285 ca và 504.749 ca.

Ấn Độ đứng thứ hai về số ca mắc COVID-19 với 10.962.086 ca, đứng thứ ba với về số ca tử vong với 156.121 ca. Brazil đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 10.030.626 ca, đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong với 243.457 ca. Riêng trong ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 51.350 ca nhiễm mới.

Châu Âu trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (32.748.547 ca). Với 32.672.327 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 24.297.347 ca và Nam Mỹ với 17.204.559 ca. Châu Phi (3.819.331 ca) và châu Đại Dương (50.679 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại châu Âu, CH Séc thông báo số bệnh nhân COVID-19 đang nằm viện trong tình trạng nguy kịch ở mức cao nhất từ trước đến nay với 1.196 ca, trong bối cảnh khả năng điều trị cho những trường hợp như vậy ở nước này đang bị thu hẹp. Tính đến sáng 18/2, các khu chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện ở CH Séc chỉ còn 14% chỗ trống, trong đó có 154 giường dành cho bệnh nhân COVID-19. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Jan Blatny cảnh báo các bệnh viện tại Séc có nguy cơ quá tải vì bệnh nhân COVID-19 trong vòng 2 hoặc 3 tuần nữa.

Nước Nga ghi nhận thêm 12.828 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 4.112.151 ca kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Trong 24 giờ qua, Nga cũng có thêm 467 người không qua khỏi, đưa tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 81.446 ca. Theo hãng tin Interfax của Nga, nước này dự định sẽ đăng lý lưu hành loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 là CoviVac vào ngày 20/2 tới.

Trong khi đó tại châu Á, Malaysia ngày 18/2 ghi nhận thêm 22 ca tử vong do mắc COVID-19. Cũng trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận thêm 2.998 trường hợp mắc COVID-19. Như vậy, tính đến nay, nước này ghi nhận 272.163 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.005 trường hợp không qua khỏi.

Trong khi đó, Indonesia cũng có thêm 9.687 ca mắc COVID-19 và 192 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này lần lượt là 1.243.646 và 33.788. Hiện Indonesia là quốc gia có số người mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Iran sẽ đóng cửa biên giới với Iraq ở tỉnh Khuzestan (Tây Nam nước này) do nguy cơ lây nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Trong ngày 18/2, Iran ghi nhận thêm 8.042 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca ở nước này lên 1.542.076 người. Số ca tử vong hiện là 59.184.

Cũng do lo ngại sự lây lan của biến thể mới, Ấn Độ yêu cầu tất cả những người đến từ hoặc quá cảnh tại Anh, Nam Phi và Brazil đều phải tiến hành xét nghiệm COVID-19 tự trả phí. Hiện Ấn Độ chưa có đường bay thẳng với Brazil và Nam Phi. Đa số người tới Ấn Độ từ những nước này đều quá cảnh tại các sân bay Trung Đông. Các hành khách cũng phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 được tiến hành trong thời gian gần nhất trước khi lên máy bay tới Ấn Độ, trừ một số trường hợp đặc biệt như gia đình có người qua đời./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.