Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chần chừ trong thời 4.0

Hồng Phúc - 09:51, 17/08/2020

Sáng 10/8, thảo luận về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu đẩy nhanh tiến trình “khai tử” sổ hộ khẩu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực tế, việc bỏ sổ hộ khẩu đã được đề xuất từ mấy năm qua, nhưng vẫn chần chừ chưa thực hiện được. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng nên kéo dài sự tồn tại của nó cho tới năm 2025.

Nghịch lý là chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 thay đổi chóng mặt từng ngày, nhưng quy trình bỏ sổ hộ khẩu lại chậm chạp đến vậy? 

Trên thế giới không còn bao nhiêu nước sử dụng sổ hộ khẩu, trong khi nước ta đã để quá lâu, nên bỏ đi là việc cần thiết. Chúng ta đều hiểu được sự rắc rối với quyển sổ hộ khẩu khi giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt là khi mất hay hỏng cuốn sổ này vất vả đến như thế nào mới làm lại được. 

Việc thay thế bằng phương thức quản lý mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cư trú có nhiều điểm đổi mới theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý dân cư, phù hợp với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay. 

Thế nên, bỏ sổ hộ khẩu là một việc cần thiết, không làm thay đổi bản chất quản lý, chỉ thay đổi từ kiểu quản lý thủ công chồng chéo, phức tạp sang ứng dụng công nghệ thông tin. Điều này mang lại sự thuận tiện, văn minh cho người dân lẫn cơ quan quản lý Nhà nước. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.