Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em bằng cả trái tim

Hoàng Quý - 09:57, 21/07/2020

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thông qua nhiều chương trình, mô hình như: Gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; dạy nghề gắn với việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… Nhờ đó, các em có cơ hội được học tập, được chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và có môi trường sống an toàn, lành mạnh.

Các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ở Quảng Ninh được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển.
Các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ở Quảng Ninh được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển.

Trong chuyến công tác tại Cẩm Phả (Quảng Ninh), chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình chị Nguyễn Thị Nhàn (phường Cẩm Tây, TP. Cẩm Phả), nơi đang nhận nuôi em Vũ Thị Hương Giang (15 tuổi). Giang là một trong những em nhỏ thiếu may mắn khi bố mất sớm, mẹ lại bỏ đi từ khi còn nhỏ khiến cuộc sống của em trước đây gặp rất nhiều khó khăn.

Chị Nhàn cho biết, chị biết hoàn cảnh của Giang từ trước đây vì Giang học cùng con gái của chị. Tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình cũng còn nhiều khó khăn nên chị chỉ có thể qua lại giúp đỡ Giang, chứ không nhận nuôi cháu được. Đến năm 2014, chị Nhàn được cán bộ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Ninh và cán bộ phường Cẩm Tây đến vận động, tuyên truyền mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chị đã quyết định nhận Giang về nuôi.

Vũ Thị Hương Giang chia sẻ: “Từ khi được mẹ Nhàn nhận nuôi, cuộc sống của em thay đổi rất nhiều, em không còn cảm giác tủi thân khi thiếu vắng sự quan tâm của bố mẹ. Vì những điều đó, em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập, ngoan ngoãn để đền đáp lại tấm lòng của mẹ”.

Vũ Thị Hương Giang chỉ là một trong rất nhiều em nhỏ có điều kiện đặc biệt nhận được sự quan tâm của chính quyền cũng như những người dân địa phương. Được biết, chỉ tính riêng trong năm 2019, đã có 7 gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng 7 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Quảng Ninh, với hỗ trợ kinh phí cho gia đình nhận nuôi và hỗ trợ cuộc sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các gia đình nhận nuôi là 525 nghìn đồng/tháng; cấp phát trợ cấp mua quần áo, đồ dùng sinh hoạt và học tập với mức 700 nghìn đồng/trẻ/năm.

Ông Lê Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Quảng Ninh cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 319 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi (trên 141 nghìn trẻ em dưới 6 tuổi). Trong đó, còn 3.175 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 16 nghìn trẻ có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Nhất là khu vực biên giới, vẫn còn nhiều trẻ em ăn chưa đủ no, áo chưa đủ mặc, thiếu đồ dùng học tập. Nhiều cháu mồ côi không có nhà ở phải tham gia lao động sớm để kiếm sống. Có cháu đã đi học nhưng lại bỏ dở giữa chừng...

Chính vì thế, vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn được tỉnh đẩy mạnh thực hiện dưới nhiều hình thức như, hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ về y tế, giáo dục, tư vấn, tham vấn phục hồi tái hòa nhập cộng đồng và tiếp cận các dịch vụ bảo vệ trẻ em cũng như hưởng các phúc lợi xã hội khác…

Những năm gần đây, việc triển khai mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã phát huy được vai trò của cộng đồng trong công tác hỗ trợ trẻ em, san sẻ trách nhiệm xã hội giữa toàn thể cộng đồng. Mô hình được đặt ngay trong chính cộng đồng, giảm thiểu sự ngăn cách hay tách biệt trẻ với thế giới bên ngoài, đồng thời khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia đóng góp của cộng đồng, với nhiều hình thức: Hỗ trợ cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.