Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cậu học trò người Hà Lăng với đam mê sáng chế

Thùy Dung- Thanh Tùng - 11:26, 02/03/2021

Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cậu học trò A Thấy (người Hà Lăng- thuộc dân tộc Xơ Đăng), lớp 11B1, Trường PTDTNT huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập. Năm học 2019-2020, A Thấy đã đạt giải Nhì Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học với sáng chế “Thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động”.


Ngoài kiến thức được học trên lớp, A Thấy (ngoài cùng bên phải) còn không ngừng nâng cao kiến thức thông qua sách, báo và Internet.
Ngoài kiến thức được học trên lớp, A Thấy (ngoài cùng bên phải) còn không ngừng nâng cao kiến thức thông qua sách, báo và Internet.

Cậu học trò A Thấy nhà ở làng Kram, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy. Làng của A Thấy rất nghèo, các bạn cùng trang lứa bỏ học nhiều để đi làm phụ giúp gia đình. Từ nhỏ, A Thấy chứng kiến cảnh cha mẹ vất vả “một nắng hai sương” để lo cho 3 người con đủ miếng ăn, áo mặc đến trường, em luôn tự dặn mình phải học thật giỏi để có cái chữ vươn lên thoát nghèo, giúp cho cha mẹ có cuộc sống tốt hơn sau này.

Không chỉ chăm chỉ học tập, A Thấy còn đam mê tìm tòi các kiến thức ở bên ngoài để sáng chế ra các thiết bị ứng dụng vào cuộc sống. Đầu năm học lớp 10, được sự động viên của thầy cô, A Thấy cùng một bạn học mạnh dạn đăng ký tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tổ chức. Để ý thấy chiếc máy bơm của trường hay bị cháy vì máy không tự tắt khi nước tràn bồn, A Thấy đã bàn với bạn học sáng chế ra “Thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động”, có thể bơm nước lúc hết và tự động tắt khi đầy bồn.

“Để hoàn thành thiết bị này, chúng em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Bước đầu thực hiện cũng có những sai số, thất bại, nhưng được sự động viên của các thầy cô, bạn học, chúng em lại tiếp tục kiên trì tìm tòi, sáng chế. Ngoài sự hỗ trợ chuyên môn của các giáo viên, A Thấy không ngừng tìm tòi kiến thức thông qua các kênh như sách báo, Internet. Sau một tháng mày mò nghiên cứu, thiết bị đã ứng dụng thành công và đạt giải Nhì Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020.

Cậu học trò A Thấy (ngoài cùng bên phải) nhận giải Nhì Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, năm học 2019-2020
Cậu học trò A Thấy (ngoài cùng bên phải) nhận giải Nhì Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, năm học 2019-2020

Chia sẻ về đam mê của mình, A Thấy nói: Từ nhỏ, em đã thích nghiên cứu, sáng chế các đồ chơi. Em sinh ra ở làng nghèo nên rất ít khi được bố mẹ mua cho đồ chơi. Vì vậy, em phải tận dụng các mảnh ghép cũ, mô tơ, bánh xe,… sáng chế lại để thành một món đồ chơi mới.

Nhiều năm qua, với ý chí quyết tâm vươn lên học tập để có kết quả tốt nhất nhằm thực hiện ước mơ thoát nghèo, A Thấy luôn là học sinh khá, giỏi. Ngoài giờ học, cậu học trò nhỏ lại chủ động đến thư viện trường để đọc sách nhằm tăng vốn kiến thức cho bản thân. Không chỉ chăm chỉ học tập, A Thấy còn tham gia các hoạt động khác do trường tổ chức.

Chia sẻ về cậu học trò người Hà Lăng, thầy Thái Doãn Đường, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT Sa Thầy cho biết: “Không chỉ học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép và rất tích cực, năng nổ trong các hoạt động của trường, A Thấy còn không ngừng tìm tòi, sáng tạo vươn lên trong học tập, cuộc sống. Nhiều năm qua, với những thành tích đã đạt được, A Thấy còn là tấm gương sáng cho các bạn học sinh khác noi theo

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.