Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cậu bé 3 tuổi đi phượt cùng mẹ

Trương Vui - 19:47, 22/03/2023

Dù mới chỉ 3 tuổi, cậu bé Giàng (dân tộc Dao) đã cùng mẹ thực hiện những chuyến đi phượt ở hầu khắp các cung đường Việt Nam. Để thực hiện ý tưởng táo bạo đó, với chị Cảnh (mẹ của Giàng), vấn đề sức khỏe của con luôn cần được bảo đảm và quan trọng hàng đầu.

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con trên mỗi chuyến đi, chị Cảnh luôn sắp xếp hành lý cẩn thận, đầy đủ, chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống
Để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho con trên mỗi chuyến đi, chị Cảnh luôn sắp xếp hành lý cẩn thận, đầy đủ, chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống

Là người mẹ đơn thân, mọi hoạt động hằng ngày của chị Dương Thị Kim Cảnh đều có sự xuất hiện của con. Ngay từ khi còn nhỏ, Giàng đã cùng chị đi lao động, lên rừng hái thuốc, thậm chí là đi rong ruổi cùng mẹ trên mỗi chuyến giao hàng cho khách. Cũng từ đây, chị Cảnh nhận ra Giàng rất có hứng thú với những chuyến đi, con trở nên dạn dĩ, vui vẻ, hòa đồng hơn với mọi người. Vốn đã có sẵn đam mê xê dịch, chị Cảnh đã nảy ra ý tưởng sẽ cùng con trai trải nghiệm, khám phá nền văn hóa phong phú của nhiều địa phương khác nhau trên mọi miền Tổ quốc.

Nghĩ là làm, chị Cảnh “lên dây cót” cho kế hoạch thực hiện đam mê cùng con - người bạn đồng hành đặc biệt. Dù đã khá dày dặn kinh nghiệm từ những trải nghiệm trước đó của bản thân, chị Cảnh vẫn không khỏi lo lắng. “Sức khỏe và sự an toàn của con là điều khiến mình băn khoăn. Mặc dù Giàng đã theo mình đi nhiều nơi, làm nhiều việc, nhưng với những chuyến đi phượt dài ngày ở nhiều cung đường, mưa nắng, thời tiết mỗi vùng mỗi khác, sự thích nghi của con cũng làm mình không khỏi băn khoăn”, chị Cảnh chia sẻ.

Hai mẹ con chị Cảnh đã chinh phục được nhiều cung đường, cùng nhau khám phá nền văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau
Hai mẹ con chị Cảnh đã chinh phục được nhiều cung đường, cùng nhau khám phá nền văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau

Trước đây, chị Cảnh đã có cơ hội được chinh phục khá nhiều cung đường chỉ bằng chiếc xe máy quen thuộc và chút hành lý. Nhưng khi đi cùng con, chị cố gắng chuẩn bị đầy đủ nhất có thể. Ngoài đồ dùng cá nhân của con, các đồ dùng cơ bản để sinh tồn như lửa, bếp cá nhân, lều trại, tăng, võng… mà dân phượt nào cũng nằm lòng, đồ y tế và các loại thuốc men cơ bản dành cho con được chị ưu tiên sắp xếp đầy đủ.

Cùng với đó, trước mỗi chuyến đi, chị Cảnh luôn quan tâm, để ý đến tình hình sức khỏe của con để bảo đảm cho hành trình của hai mẹ con. Thời tiết ở các vùng miền cũng được chị kiểm tra kỹ càng. “Mình luôn muốn chủ động mọi thứ, nhất là khi đi với con. Ngoài những vấn đề có thể chủ động được, những vấn đề khác, đặc biệt là thời tiết, mình đều cố gắng tìm hiểu trước để hạn chế nhất những vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con”.

Nhờ những kinh nghiệm vốn có và sự chủ động của mình, chị Cảnh cùng con trai đã chinh phục được nhiều cung đường, cùng nhau khám phá nền văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau. Từ hành trình đầu tiên đến các tỉnh Đông Bắc Bộ kéo dài 11 ngày khi Giàng mới 18 tháng tuổi, đến nay, cậu bé Giàng đã sở hữu cho mình gia tài đồ sộ là những chuyến đi: Chuyến đi Check-in 4 cực Đông - Tây - Nam - Bắc, Ngã Ba Đông Dương (Ngọc Hồi - Kon Tum), chuyến đi xuyên Việt, chinh phục tất cả các con đèo ở phía Bắc và một số con đèo ở phía Nam, trải nghiệm cuộc sống của nhiều đồng bào DTTS trên cả nước như: Mông, Dao, Hà Nhì, Tày, Vân Kiều, Ê Đê, Ba Na, Chăm…

Cậu bé người Dao luôn mạnh khỏe và thích ứng rất tốt với thời tiết ở các vùng, miền khác nhau
Bé Gìang luôn mạnh khỏe và thích ứng rất tốt với thời tiết ở các vùng, miền khác nhau

Chẳng thế mà, không khó có thể hình dung được một cậu bé mới 34 tháng tuổi lại có thể đọc tên từng địa danh khi chỉ nhìn vào ảnh: Đây là Mũi Đại Lãnh, này là Tàu Không số Vũng Rô, đây là A Pa Chải…

Với chị Cảnh, điều may mắn nhất trong các chuyến đi của hai mẹ con, là sức khỏe của Giàng khá tốt. Cùng mẹ rong ruổi trên nhiều cung đường, trải qua nhiều địa hình, nhiều điều kiện thời tiết khác biệt, nhưng Giàng chưa từng bị ốm sốt hay phải dùng đến viên thuốc Tây nào, ngoài tiêm vắc-xin định kỳ theo lịch của trạm y tế. 

Ngược lại, cậu bé người Dao luôn mạnh khỏe và thích ứng rất tốt với thời tiết. Em tự ăn, tự ngủ, độc lập và không hề quấy khóc, mè nheo với mẹ. Sau mỗi chuyến đi, nhìn con rắn rỏi, khỏe mạnh hơn, đặc biệt là tự tin giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh, chị Cảnh lại thấy rất vui và có động lực phấn đấu để con có thêm nhiều trải nghiệm hơn nữa.

Sau mỗi chuyến đi, em bé người Dao càng thêm rắn rỏi, khoẻ mạnh, tự tin giao tiếp và tương tác với mọi người
Sau mỗi chuyến đi, cậu bé Giàng thêm rắn rỏi, khoẻ mạnh, tự tin giao tiếp và tương tác với mọi người

“Là một người con của dân tộc Dao, mình luôn ưu tiên chọn đi cùng con đến những nơi có đồng bào mình sinh sống để con được hiểu và có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa người Dao trên mọi miền Tổ quốc. Cùng với đó, con được trải nghiệm thời tiết nhiều vùng miền, tăng khả năng sức chịu đựng, tạo cho con có sức khỏe và sự thích nghi tốt mọi loại hình thời tiết của Việt Nam ngay khi con còn nhỏ”, chị Cảnh chia sẻ thêm.

Chia sẻ về kinh nghiệm đảm bảo sức khỏe trên mỗi chuyến đi cho con, chị Cảnh cho hay: “Không phải đứa nhỏ nào cũng có khả năng thích nghi tốt với thời tiết các vùng miền. Do đó, để bảo đảm an toàn, bố mẹ cần dựa trên tình hình sức khỏe của con để đưa ra các lộ trình di chuyển phù hợp. Mong muốn cho con được trải nghiệm cũng tốt, nhưng sức khỏe và sự an toàn của con luôn cần được ưu tiên và đặt lên trên hết” .

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.