Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cậu bé lớp 2 trình diễn thành thục 5 bài chiêng của người CaDong

Hồng Phúc - Văn Sơn - 04:44, 01/11/2022

Về Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi vẫn thấy những vết tích của cơn bão Noru vừa qua còn hằn in trên đường sá, núi rừng. Nhưng khi nghe âm thanh tiếng cồng chiêng trầm bổng vang lên của cậu bé 7 tuổi Nguyễn Trường Ka, lòng người bỗng nhiên bình yên rồi phấn chấn đến lạ thường...

Cậu bé lớp 2 thành thục trình diễn cồng chiêng
Em Nguyễn Trường Ka ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My biểu diễn khá thành thục các bài chiêng truyền thống của người Ca Dong

Anh Hồ Thanh Vân, Trưởng ban Văn hoá xã Trà Bui đón chúng tôi ngay tại trụ sở của UBND xã là lúc mặt trời đã xuống núi. Trên con đường về các thôn đã thấy xuất hiện những ánh đèn hắt ra từ ngôi nhà của đồng bào Ca Dong.

Trong góc sân của nhà anh Vân ở  thôn 4, trong màn đêm lảng bảng của non ngàn, cậu bé lên 7 Nguyễn Trường Ka, con trai của anh Vân đang biểu diễn cồng chiêng đầy tự tin và ngẫu hứng.

Cậu bế Ka là con trai đầu của anh Vân. Anh kể, khi Ka mới 4 tuổi, anh thường đưa con đi theo những người già về những làng có lễ hội để xem đánh cồng chiêng. Rồi lâu dần, như mưa dầm thấm đất, sự yêu thích văn hóa dân tộc đã ngấm vào cậu bé, giúp bé Kha biết đánh cồng chiêng và tự tin trình bày hết bài nhạc trước đám đông.

Trường Ka hiện đang học lớp 2 tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Bui và cũng trong 2 năm qua, Ka đã theo học lớp dạy đánh chiêng của dân tộc. “Ở trường, ở lớp, em thường được các thầy cô giáo dạy phải bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và học đánh cồng chiêng, múa xoang cũng là một cách để giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Em vào đội cồng chiêng của xã được gần 1 năm nay. Em ước muốn sau này được trở thành người đánh cồng chiêng giỏi nhất làng”, Trường Ka nói.

Ka kể, nếu nhà trường, hay  có ai nhờ, em luôn sẵn sàng trình diễn. Mỗi khi trong làng có lễ hội, nếu có ai đột xuất không tham gia được, Ka sẽ xin phép được tham gia đánh cồng chiêng cùng với những nghệ nhân lớn tuổi. “Thời gian đầu, có lúc đánh chiêng cùng các bác, các ông, khi cầm dùi, cầm cồng chiêng là em run rẩy đánh sai vị trí và giai điệu. Sau thời gian, được các ông bà chỉ dạy kỹ càng, dần dần em đã đánh chiêng thuần thục hơn”, Ka nói. 

Cứ mỗi buổi chiều đi học về, mỗi chủ nhật, Trường Ka tự giác đem cồng chiêng và chiếc dùi ra khoảng sân trước nhà để tập. Bằng niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc, chăm chỉ luyện tập, cùng với năng khiếu bẩm sinh, khả năng diễn tấu cồng chiêng của Ka được nâng dần lên nhanh chóng.

Nguyễn Trường Ka đạt giải ấn tượng cồng chiêng do Ban Tổ chức trao tặng trong Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My tháng 8/2022. Ảnh: Trà My
Nguyễn Trường Ka đạt giải ấn tượng cồng chiêng do Ban Tổ chức trao tặng trong Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My tháng 8/2022. Ảnh: Trà My

Đến nay, không người nào ở Trà Bui lại không biết về tài đánh chiêng của Ka. Hiện Ka đã thuộc được năm bài chiêng, trong số bảy bài chiêng truyền thống của người Ca Dong, có thể biểu diễn thành thục trong các lễ hội truyền thống ở làng. 

Em sẽ cố gắng học thuộc tất cả các bài cồng chiêng để biểu diễn, sau này hướng dẫn cho các bạn trong thôn. Chúng em sẽ cố gắng học những điều thầy cô, các ông, bà cha mẹ, các anh chị đã chỉ dạy là phải giữ gìn cồng chiêng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình ”, Ka nói.

 Theo cán bộ văn hóa xã, tuổi như Ka rất hiếm có người am hiểu và chơi được cồng chiêng theo kiểu truyền thống của người Ca Dong ngày xưa. Tại Lễ hội văn hóa các dân tộc huyện Bắc Trà My tháng 8/2022 vừa qua, cậu bé Nguyễn Trường Ka đạt Giải ấn tượng cồng chiêng do Ban Tổ chức trao tặng.

Cậu bé lớp 2 thành thục trình diễn cồng chiêng 2
Nguyễn Trường Ka ước muốn sau này được trở thành người đánh cồng chiêng giỏi nhất làng

Ông Hồ Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Bui cho biết, người Ca Dong ở xã Trà Bui rất say mê với âm nhạc, quý trọng bản sắc văn hóa của địa phương. Thời gian qua, việc bảo tồn, phát huy không gian văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số trong xã luôn được huyện Bắc Trà My quan tâm. 

Hiện nay, trên địa bàn xã Trà Bui có 6/6 thôn duy trì được đội cồng chiêng và múa xoang; nghề đan lát truyền thống cũng được gìn giữ. Đặc biệt, ngành Văn hóa huyện kêu gọi các xã thành làng lập nên những đội cồng chiêng nhí, tiếp thêm cho các em tình yêu với nghệ thuật và văn hóa dân tộc. Theo đó, ngày 27/02/2022 vừa qua, xã cũng đã thành lập Đội cồng chiêng và cháu Nguyễn Trường Ka, là thành viên nhỏ nhất của Đội. 

"Chúng tôi kỳ vọng, từ hoạt động của Đội cồng chiêng, sẽ lan tỏa trong cộng đồng để có thêm rất nhiều em nhỏ như em Trường Kha, có thể hiểu và yêu bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc; nhất là việc tiếp nối truyền thống giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của người Ca Dong trong cộng đồng", ông Hồ Văn Biên chia sẻ.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.