Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Lộc (Lạng Sơn): Xây dựng nhãn hiệu cho rau, củ quả sạch

Nghĩa Hiệp - 14:15, 19/11/2019

Sau 2 năm (2017 - 2019) xây dựng nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho rau sạch Tân Liên - Gia Cát, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), đến nay nhãn hiệu Rau sạch Cao Lộc đã có tiếng vang trên thị trường trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho người dân vùng DTTS trên địa bàn tập trung sản xuất rau củ quả sạch, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

 Đoàn cán bộ thăm quan mô hình rau sạch tại thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc.
Đoàn cán bộ thăm quan mô hình rau sạch tại thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc.

Trước những thế mạnh về đất đai, nguồn nước và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đối với nền nông nghiệp “sạch”, UBND huyện Cao Lộc đã xây dựng Dự án nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho sản phẩm rau của hai xã Tân Liên và Gia Cát của huyện, giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cao Lộc triển khai, thực hiện. 

Kể từ tháng 9/2017, Phòng NN&PTNT huyện đã thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh, xác định và xây dựng bản đồ vùng trồng rau huyện Cao Lộc; thành lập Hợp tác xã (HTX) Tân Liên - Gia Cát; thiết kế mẫu nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho rau Tân Liên - Gia Cát để đăng ký; xây dựng hệ thống công cụ, phương tiện để quản lý nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho sản phẩm rau, hướng dẫn người dân tham gia tập huấn kỹ thuật, trồng, chăm sóc rau theo tiêu chuẩn VietGAP…

Sau 2 năm triển khai thực hiện, đến nay nhãn hiệu tập thể Cao Lộc của HTX rau sạch Tân Liên - Gia Cát đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận. Người dân trồng rau đã mạnh dạn đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trong đó có mô hình nhà lưới và tưới tiết kiệm của HTX với diện tích trên 100ha được trồng theo quy chuẩn VietGAP. 

Bà Dương Thị Oai, xã viên HTX rau sạch Tân Liên - Gia Cát cho biết: “Gia đình tôi và 10 thành viên khác tham gia vào HTX từ năm 2017. Đến nay, sản phẩm của chúng tôi đã có tiếng nói trên thị trường, bình quân mỗi ha rau thu về 90 - 100 triệu đồng mỗi vụ”.

Theo ông Hoàng Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc: “Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho rau Cao Lộc là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc nâng cao tên tuổi sản phẩm rau Cao Lộc, còn giúp người dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo”.

Hiện, trên địa bàn huyện Cao Lộc có khoảng 800ha chuyên sản xuất rau các loại, trong đó tập trung tại các xã ven sông Kỳ Cùng, với diện tích sản xuất rau an toàn là 90 - 110ha. Tại hai xã Tân Liên - Gia Cát, mỗi năm sản lượng rau đạt trên 12.000 tấn, mang lại thu nhập trên 10 tỷ đồng/năm cho người dân tham gia trồng rau. 

Xây dựng nhãn hiệu tập thể tại huyện Cao Lộc đã trở thành tiền đề cho việc sản xuất rau, củ, quả sạch cho nền nông nghiệp huyện. Qua đó, tạo việc làm ổn định cho người dân vùng DTTS và miền núi, trở thành hướng đi bền vững trong thời buổi kinh tế “xanh” hiện nay.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.