Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Khoảng 300ha rừng vầu bị ảnh hưởng bởi dịch châu chấu

Duy Chiến - Như Anh - 09:18, 03/06/2024

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ đầu tháng 4/2024, châu chấu tre bắt đầu xuất hiện tại các huyện Nguyên Bình, Thạch An và Hòa An (tỉnh Cao Bằng). Đến thời điểm này, mật độ châu chấu tre trên các cánh rừng vầu phổ biến 600 - 1.000 con/m2, nơi cao 2.500 - 3.000 con/m2, cục bộ 7.000 - 8.000 con/m2.

(BCĐ- Tin ngoại giao ký hợp đồng TT) Cao Bằng sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không
Từ đầu năm đến nay, thống kê đến ngày 30/5, tổng diện tích các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng tại Cao Bằng khoảng 517ha

Hiện tại, tỉnh Cao Bằng đang chịu ảnh hưởng của dịch châu chấu tre lưng vàng. Theo thống kê của tỉnh, diện tích cây trồng bị thiệt hại (chủ yếu là cây vầu) do nạn châu chấu tre lưng vàng đã lên khoảng 500ha, trong đó có khoảng 300ha rừng vầu.

Với mật độ cao hơn nhiều lần so với năm ngoái, các đàn châu chấu tre có xu hướng di chuyển nhanh, gây hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nếu không có biện pháp phun thuốc, diệt trừ kịp thời.

Ông Hoàng Văn Khánh - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng cho biết: Đơn vị đã ban hành thông báo về tình hình châu chấu sinh trưởng và biện pháp phòng trừ, đồng thời cử cán bộ xuống cơ sở hỗ trợ các huyện có châu chấu kiểm tra, theo dõi diễn biến và mức độ gây hại.

Từ tháng 6 - 9/2024 là thời gian bùng phát dịch hại. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tham mưu để UBND tỉnh Cao Bằng ban hành quyết định công bố dịch châu chấu tre hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp trên địa bàn các huyện Nguyên Bình, Thạch An, Hòa An.

UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã huy động mọi nguồn lực của địa phương tổ chức phòng trừ châu chấu tre lưng vàng. Các đơn vị chức năng địa phương chủ động huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện công tác phun trừ châu chấu tre...

Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đang phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng, để có các biện pháp phòng chống phù hợp. Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật đã có chuyến công tác tại Cao Bằng sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không.

(BCĐ- Tin ngoại giao ký hợp đồng TT) Cao Bằng sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không
Châu chấu tre bắt đầu xuất hiện tại các huyện Nguyên Bình, Thạch An và Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Theo ông Bùi Xuân Phong - Trưởng phòng Bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT), tại các tỉnh vùng giáp biên 3 nước (Trung Quốc, Lào và Việt Nam) thường xuyên xuất hiện châu chấu tre lưng vàng. Chúng thường xuyên bay qua lại giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào. Đây là loài sinh vật có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát. Khi đến giai đoạn trưởng thành, chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn, di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng.

Thống kê từ đầu năm đến ngày 30/5, tổng diện tích các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng khoảng 642ha, trong đó Cao Bằng 517ha, Điện Biên 0,5ha, Sơn La 10ha, Bắc Kạn 63ha, Lạng Sơn 11ha.


Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.