Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần tới 25.000 tỉ đồng để cấp đủ điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo

Thúy Hồng - 07:00, 19/12/2020

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tham vấn huy động nguồn lực đầu tư chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2021-2025 do Bộ Công thương phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức ngày 18/12 tại Hà Nội.


Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Chương trình cấp điện cho nông thôn, miền núi và hải đảo được triển khai tại 48 tỉnh thành phố với mục tiêu đến hết năm 2020 hầu hết các hộ dân có điện. Theo Bộ Công thương, trong giai đoạn 2016-2020 tổng nguồn vốn được giao để triển khai thực hiện chương trình là 4.743 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 2.218 tỷ đồng, vốn ODA không hoàn lại là 2.525 tỷ đồng. Đến nay đã có 100% số xã, 1,55 triệu hộ dân tại 9.890 thôn, bản được cấp điện, bao gồm khoảng 21.000 hộ dân được tiếp nhận năng lượng tái tạo, đồng thời bổ sung cấp điện cho 2 huyện đảo và 3 xã đảo…

Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, để kế hoạch đến năm 2025 hầu hết số hộ dân nông thôn, miền núi và hải đảo có điện (tương ứng cấp điện cho khoảng 871.263 hộ dân của 6.811 thôn bản trên địa bàn 2.197 xã, 2.638 trạm bơm tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long… và cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn năng lượng tái tạo cho các đảo, đòi hỏi phải cần nguồn vốn đầu tư khoảng 21.143 tỷ đồng. Dự kiến Ngân sách Nhà nước sẽ cấp tối đa 85% tổng vốn đầu tư các dự án; các địa phương và các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tự thu xếp tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư.

Theo ông Đặng Hoàng An, một trong những giải pháp quan trọng là thu hút vốn từ nguồn quốc tế, bởi đây là nguồn vốn rất lớn. Hiện nay chúng tôi đang thiết kế một số chương trình mà dự kiến có thể huy động vốn, tập trung nguồn vốn quốc tế như EU, ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn đầu tư bằng cơ chế chính sách đầu tư nguồn năng lượng tái tạo...., kiến dành riêng cho chương trình phát triển điện nông thôn miền núi, hải đảo là 71 triệu USD.

Tại Hội nghị các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến việc huy động vốn để triển khai đưa điện về vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, các giải pháp để thực hiện hiệu quả chương trình trong giai đoạn tiếp theo. Các đại biểu cũng đề nghị cần có giải pháp bổ sung, phân tán, cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện nông thôn để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định. Theo các đại biểu, việc áp dụng công nghệ mới sẽ là một phần rất quan trọng quyết định sự thắng lợi cho chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo...

Để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ này, các đại biểu kiến nghị, Chính phủ cần đảm bảo nguồn lực triển khai chương trình, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương... Bên cạnh đó cần ưu đãi bổ sung nguồn lực đầu tư cho khuc vực nông thôn, miền núi và hải đảo.



Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.