Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần Thơ: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực Nam Bộ

Hồng Diễm - 18:51, 14/04/2023

Ngày 14/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức họp báo giới thiệu về các chương trình trong Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ X năm 2023. Việc tổ chức Lễ hội nhằm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn: Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 âm lịch), 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), 137 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023).

Ban tổ chức Kỳ vọng khoảng 1 triệu lượt khách đến tham quan mua sắm, trải nghiệm
Ban Tổ chức Kỳ vọng khoảng 1 triệu lượt khách đến tham quan mua sắm, trải nghiệm

Theo đó, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ X năm 2023 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ” sẽ diễn ra từ ngày 28/4 - 2/5/2023 tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quy mô, được tổ chức thường niên tại TP. Cần Thơ, nhằm góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực của TP. Cần Thơ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành trong cả nước. Đồng thời, nhằm tôn vinh, quảng bá ẩm thực Việt Nam, bánh dân gian Nam Bộ, để từng bước xây dựng bánh dân gian trở thành đặc sản vùng, miền, quốc gia, tiến tới xuất khẩu sản phẩm. Tạo điều kiện cho sự giao lưu về văn hóa giữa các tỉnh, thành trong nước, với bạn bè quốc tế, vừa là cơ hội để quảng bá, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm nay có nhiều hoạt động: Lễ dâng hương và dâng bánh nhân Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Hội thi bánh dân gian và chương trình biểu diễn cách làm các loại bánh dân gian, các chuỗi hoạt động về đêm như các trò chơi làm bánh dân gian; biểu diễn áo dài (mời đơn vị tổ chức sự kiện và đơn vị thiết kế đến từ TP.Hồ Chí Minh thực hiện) dự kiến từ ngày 29/4 - 1/5 (đến nay đã có 29 đơn vị, 125 nghệ nhân và 75 món bánh dân gian đăng ký dự thi).

Ngoài ra, Ban Tổ chức bố trí khoảng 300 gian hàng để khách tham qua có thể thưởng thức bánh tại chỗ. Trong đó, khu Bánh dân gian có 160 gian; Khu sản phẩm OCOP, hội thi và quà tặng có 40 gian; Khu Đặc sản vùng miền có 60 gian; Khu Ẩm thực có 40 gian. Hiện Ban tổ chức đã nhận đăng ký 290 gian hàng với sự tham gia của 22 tỉnh/thành, năm nay không có sự tham gia của các đơn vị đến từ nước ngoài. Dự kiến sẽ thu hút khoảng 1 triệu lượt khách đến tham quan mua, trải nghiệm.

Nhiều loại bánh dân gian Nam bộ sẽ góp mặt trong lễ hội lần này
Nhiều loại bánh dân gian Nam Bộ sẽ góp mặt trong lễ hội lần này

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ thông tin, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ là một trong những hoạt động rất là lớn. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng xác định đây là nội dung chúng tôi tập trung để quảng bá, xúc tiến du lịch.

"Đối với hoạt động Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm nay, chúng tôi tham mưu Thành phố tổ chức chuỗi hoạt động về Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4; phối hợp tổ chức các hoạt động tại Đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ là: Hoạt động thể dục, thể thao; trò chơi dân gian và Hội thi Đờn ca tài tử Thành phố… tạo điều kiện để người dân cũng như du khách tham gia, chiêm ngưỡng và tham quan tại Đền thờ Vua Hùng...", Ông Nguyễn Minh Tuấn cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.