Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Cần ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em

Thành Nam - 14:56, 26/05/2022

Hiện nay trên thế giới, tình trạng sử dụng lao động ở trẻ em vẫn còn khá nhức nhối, đặc biệt là từ khi bùng nổ đại dịch Covid-19. Vấn đề đặt ra lúc này là cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, giúp các em được hưởng những quyền lợi cơ bản nhất.

Domboué Nibéissé vui mừng vì được quay lại trường học
Domboué Nibéissé vui mừng vì được quay lại trường học

Câu chuyện của Domboué Nibéissé, 15 tuổi tại Burkina Faso, một quốc gia nghèo tại Tây Phi là một trong số rất nhiều câu chuyện đáng buồn về tình trạng lao động ở trẻ em. Tuy nhiên, Domboué vẫn may mắn hơn nhiều đứa trẻ khác vì sau 3 năm lao động, cậu bé đã được quay trở lại trường học nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.

Domboué Nibéissé chia sẻ: “Cháu là Domboué Nibéissé, hiện nay cháu 15 tuổi. Từ năm 9 tuổi, cháu đã phải nghỉ học để làm việc trên các cánh đồng trồng bông.

Cháu sống với dì cùng 5 anh trai, 5 chị gái và 3 người em gái. Cháu bắt đầu đi học khi 8 tuổi, nhưng một năm sau đó nghỉ học vì không có đủ tiền. Cháu đã rất buồn và thực sự không muốn đi làm. Nhìn bạn bè cùng nhau đến trường trong khi cháu một mình với công việc này khiến cháu cảm thấy rất tủi thân.

Khi dừng việc học tại trường, cháu cùng người lớn ra các cánh đồng để làm việc kiếm thêm thu nhập. Công việc này thực sự rất khó và mệt mỏi, vì cháu phải hái bông bằng tay. Cũng có một vài đứa trẻ khác phải bỏ học để đi làm như cháu, trông chúng cũng rất khổ sở.

Cháu thường bắt đầu công việc gieo hạt lúc 9 giờ sáng, nghỉ ngơi một chút lúc 1 giờ chiều, sau đó về nhà lúc 4 giờ chiều. Nếu không phải mùa thu hoạch, cháu sẽ đi bán quần áo để kiếm chút tiền.

Khi cháu 11 tuổi, Trung tâm tái hòa nhập học đường (Centre de Stratégie de Scolarisation Accélérée/Passerelle - SSA/P) đã liên hệ với cháu và giúp cháu được trở lại trường học. Cháu thực sự rất vui vì được quay lại trường và được đi học cùng các bạn. Cháu mong rằng sẽ có nhiều đứa trẻ như cháu không phải đi làm như người lớn nữa mà có thể được đến trưởng, vì đi học sẽ giúp trẻ em học được rất nhiều thứ và tương lai sẽ có những công việc tốt hơn”.

Lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tình trạng này đã làm cho nhiều trẻ em phải bỏ học, bị thương tật do tai nạn khi lao động hoặc làm việc quá sức. Một số khác có thể bị đánh đập, xâm hại tình dục gây tổn thương tinh thần và ảnh hưởng đến tâm lý suốt đời. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, hiện đang có 160 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi làm việc trên toàn thế giới. Trong đó, 70% lao động trẻ em trên thế giới làm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cần bảo vệ trẻ em thoát khỏi tình trạng bị lạm dụng lao động khi còn quá bé (Ảnh minh họa)
Cần bảo vệ trẻ em thoát khỏi tình trạng bị lạm dụng lao động khi còn quá bé (Ảnh minh họa)

Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng lao động ở trẻ em trên thế giới. Việt Nam là một trong 26 quốc gia tiên phong trong liên minh toàn cầu chống lại lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Việt Nam đang chung tay và tình nguyện thực hiện một nỗ lực đặc biệt nhằm xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, hiện Việt Nam có 94,4% dân số trẻ em được tiếp cận giáo dục. Kết quả đó xuất phát từ việc Chính phủ Việt Nam thực hiện giáo dục bắt buộc tại cấp tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và có chính sách xóa mù chữ. Trẻ em nghèo, khuyết tật, người DTTS, hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập…

Việt Nam có chính sách an sinh xã hội, chính sách bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội song song với nâng cao nhận thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Chính phủ Việt Nam cũng hợp tác với chính phủ và đối tác quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong tạo sinh kế cho gia đình các em, hỗ trợ những em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em được giới thiệu việc làm phù hợp.

Vừa qua, bên lề Hội nghị toàn cầu lần thứ 5 về xóa bỏ lao động trẻ em được tổ chức tại thành phố Durban (Nam Phi), Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder đã có những đánh giá cao về những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian vừa qua: “Tôi rất hài lòng về những gì Việt Nam đóng góp. Từ năm 2018, các bạn đã thực hiện cuộc điều tra quốc gia về lao động trẻ em và từ đó, các bạn biết vấn đề của mình là gì. Các bạn cũng có một chính sách quốc gia để xóa bỏ lao động trẻ em. ILO đang hợp tác hiệu quả với Việt Nam để cố gắng nâng cao năng lực và đảm bảo rằng, pháp luật được ban hành tại Việt Nam sẽ mang lại kết quả khả quan. Tất cả những điều này là cụ thể và thực tế, không phải lý thuyết”.

Hội nghị toàn cầu lần thứ 5 về xóa bỏ lao động trẻ em được tổ chức tại thành phố cảng Durban, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi. Sự kiện diễn ra trong 6 ngày liên tiếp từ ngày 15/5 đến ngày 20/5. Đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà làm Trưởng đoàn


Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.