Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cán bộ đoàn ở Mù Cang Chải (Yên Bái): Khẳng định vai trò thủ lĩnh trong phát triển kinh tế

Hoài Dương - 09:27, 30/06/2020

Không chỉ là những Bí thư Đoàn năng nổ, sáng tạo trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương, Lý A Tủa và Sùng A Sàng còn là những tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế để nhiều thanh niên, đoàn viên học tập làm theo.

Mô hình chăn nuôi dê của anh Lý A Tủa, Bí thư đoàn xã Púng Luông.
Mô hình chăn nuôi dê của anh Lý A Tủa, Bí thư đoàn xã Púng Luông.

Lý A Tủa sinh năm 1988, là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Điều kiện gia đình khó khăn khiến Tủa sớm có ý thức làm thế nào để vươn lên, thoát nghèo, phát triển kinh tế. Sau gần 7 năm làm Bí thư Đoàn xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), Tủa được thăm quan, học hỏi nhiều cách làm, mô hình phát triển kinh tế. Năm 2016, Tủa mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư mua 5 con dê phát triển kinh tế. Sau 1 năm chăm sóc, đến năm 2018, Tủa đã xuất bán lứa dê đầu tiên được 15 triệu đồng.

Kiên trì và quyết tâm bằng những đồng vốn có được từ việc bán lứa dê đầu tiên, Lý A Tủa tiếp tục đầu tư mua thêm gà, ngan mở rộng chăn nuôi. Hằng năm, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, gia đình anh thu lời 70 - 80 triệu đồng. Đặc biệt Lý A Tủa đã tạo việc làm cho 2 lao động ở địa phương, với mức lương 3 triệu đồng/tháng.

“Ban đầu gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi và con giống, nhưng những lúc như thế, tôi lại nghĩ đến cảnh nghèo đeo bám nên luôn tự nhủ phải quyết tâm vượt qua...”, Lý A Tủa tâm sự.

Giống như Lý A Tủa, ở xã Nậm Có, Bí thư Đoàn Sùng A Sàng cũng được các cấp, ngành địa phương biểu dương, với những thành tích đi đầu trong phát triển kinh tế. Sinh năm 1985, nhờ chịu khó học hỏi, lại nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường nên đến nay, Sùng A Sàng đã có trong tay 6 con trâu; 3 con bò; 60 con dê; 30 con lợn; gần 200 con gà, vịt; 1 ao cá rộng 300m2; 2ha cây thảo quả… Hằng năm, trừ các khoản chi phí, gia đình Sàng thu về trên 100 triệu đồng.

Chia sẻ về kế hoạch phát triển kinh tế với vai trò là một thủ lĩnh Đoàn xã, Bí thư Đoàn Sùng A Sàng cho biết: “Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm vốn để mở rộng quy mô trang trại, thu hút các đoàn viên, thanh niên cùng tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững…”.

Đều là những đảng viên, đoàn viên trẻ, Lý A Tủa và Sùng A Sàng cùng có chung suy nghĩ, dù ở công việc nào thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất quan trọng, nhất là với những đoàn viên, thanh niên như các anh. Chính vì thế, trong phát triển kinh tế hay trong hoạt động đoàn, thanh niên phải luôn nỗ lực hết sức, làm việc hết mình và cống hiến hết khả năng của bản thân.

Nhận xét về những Bí thư đoàn cơ sở, anh Giàng A Ly, Bí thư Huyện đoàn Mù Cang Chải cho biết: “Mô hình làm kinh tế của hai cán bộ Đoàn Lý A Tủa, Sùng A Sàng là những mô hình điểm về phát triển kinh tế đang được chia sẻ kinh nghiệm rộng rãi tới các đoàn viên, thanh niên học hỏi, noi theo. Với những thành quả mà các bạn đã làm được, còn có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi nếp nghĩ thụ động, chưa dám nghĩ, dám làm của đoàn viên, thanh niên ở huyện vùng cao Mù Cang Chải”.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.