Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần 150 tỷ đồng để tu bổ chùa Tây Phương

Nguyệt Anh (T/h) - 16:40, 16/03/2022

Sau thời gian dài không được tu sửa, chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Địa phương đang trình TP Hà Nội phương án tu bổ tổng thể chùa với kinh phí dự kiến lên tới 150 tỷ đồng.

Quần thể chùa Tây Phương - Di tích quốc gia đặc biệt của Thủ đô Hà Nội
Quần thể chùa Tây Phương - Di tích quốc gia đặc biệt của Thủ đô Hà Nội

Chùa Tây Phương, hay tên chữ “Sùng Phúc tự” là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây. Chùa Tây Phương với lịch sử hàng trăm năm, không chỉ nổi tiếng bởi sự cổ kính mà còn nổi tiếng bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu- giữa vùng đồng bằng màu mỡ với núi, non, sông, nước hữu tình. Trong 64 pho tượng, phải kể đến bộ tượng 18 vị La Hán được chạm khắc từ thời Tây Sơn cách đây gần 300 năm; đặc sắc nhất là pho tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Tây Phương còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013. 

Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể gồm ba chùa Thượng, Trung, Hạ tách biệt đứng song song thành hình chữ "Tam", được xây dựng theo phái Bắc Tông.

Theo thời gian, nhiều hạng mục của chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, một phần mái ngói của chùa Hạ đã xô lệch, bị thấm dột mỗi khi có mưa lớn. Tại chùa Thượng và chùa Trung, nhiều cột, trụ của chùa bị mối đục, ăn mòn từ chân đế lên dần đến các điểm nối giữa xà và cột gỗ.

Nhằm khắc phục tạm thời tình trạng trên, nhà chùa đã đặt hộp thuốc nhử mối tại các chân cột của chùa, một số cột bị hư hỏng nặng, phải khoan cột để cho thuốc diệt mối vào bên trong.

Nhiều pho tượng cổ tại chùa đang bị xuống cấp nghiêm trọng (Ảnh BTT)
Nhiều pho tượng cổ tại chùa đang bị xuống cấp nghiêm trọng (Ảnh BTT)

Ngoài các chân cột đang bị xuống cấp, các chân đế một số bức tượng các vị La Hán đặt tại đây cũng đã bong gãy phần gỗ, bị mối đục loang lổ, nếu không kịp thời tu bổ sẽ càng xuống cấp nặng.

Trước tình trạng trên, UBND huyện Thạch Thất đang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao TP. Hà Nội lên kế hoạch, phương án tu bổ lại chùa Tây Phương để trình lên UBND TP. Hà Nội  phê duyệt với tổng kinh phí tu bổ dự kiến khoảng 150 tỷ đồng. 

"Quan điểm của huyện Thạch Thất là sẽ tu sửa tổng thể nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính của chùa chứ không làm mới. Huyện sẽ có phương án cụ thể để đảm bảo an toàn cho khu di tích, nhất là việc đón khách trở lại vào ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch tới đây", ông Cấn Việt Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin Thể thao huyện Thạch Thất  thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.