Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Cam Lâm (Khánh Hòa): “Cát tặc” ngang nhiên đào xới hồ thuỷ lợi

Thành Nhân - 10:43, 20/05/2020

Lợi dụng mực nước hồ thủy lợi Suối Dầu và Cam Ranh xuống đáy do khô hạn kéo dài, nhiều đối tượng ngang nhiên đưa máy móc, xe cơ giới vào đào bới lòng hồ để lấy đất và cát, gây ảnh hưởng an toàn hồ đập, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cát tặc ngang nhiên khai thác cát trong lòng hồ thủy lợi Suối Dầu.
Cát tặc ngang nhiên khai thác cát trong lòng hồ thủy lợi Suối Dầu.

Hai hồ thuỷ lợi Suối Dầu và Cam Ranh trải rộng trên địa bàn các xã Suối Cát, Suối Tân, Cam Tân và Sơn Tân, huyện Cam Lâm. Tại hai lòng hồ này, lượng cát bồi tụ hằng năm từ các con suối như: Đá Giăng, Suối Cốc, Suối Valy… rất lớn. Vì thế, khi cạn nước, hai hồ này trở thành “mỏ vàng” lộ thiên cho “cát tặc”. Tình trạng khai thác cát diễn ra rầm rộ, nhưng chính quyền địa phương lại rất … lơ mơ!

Tại xã Suối Cát, dọc theo con đường hương lộ 4 đi vào Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà hằng ngày vẫn tấp nập xe chở cát từ hồ thuỷ lợi Suối Dầu (thuộc xã Suối Cát) qua lại vào những khung giờ khác nhau, kể cả buổi tối. Nhưng theo ông Lê Thành Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Cát, việc xe vận chuyển cát chạy qua xã nhiều khung giờ là có, nhưng đây là tuyến đường mà lực lượng công an xã không có chức năng chặn xe khi đang lưu thông.

“Chúng tôi cũng đã nhiều lần tham mưu cho UBND huyện phối hợp ngăn chặn việc khai thác cát trái phép này, nhưng do chế tài xử phạt thấp nên khó tránh khỏi những người này tái phạm”, ông Huy trần tình.

Còn tại xã Sơn Tân, theo ông Cao Minh Sao, Chủ tịch UBND xã Sơn Tân (Cam Lâm), địa phương có nắm thông tin việc khai thác cát lậu nhưng khu vực lòng hồ do Công ty Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa quản lý nên xã không can thiệp được.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Văn phòng đại diện Công ty Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa tại Cam Lâm, cho biết: Công ty đã nhiều lần gửi thông báo cho các đơn vị liên quan và kết hợp với các xã đi kiểm tra, nhưng mỗi lần kiểm tra như vậy thì chỉ phát hiện được máy móc chứ không có người để làm việc.

“Chúng tôi chỉ phát hiện và thông báo cho chính quyền xã để xử lý chứ không không có chức năng lập biên bản vi phạm hay tạm giữ phương tiện vi phạm”, ông Hùng khẳng định.

Như vậy, rõ ràng các bên liên quan đều thừa nhận tình trạng khai thác cát trái phép ở hai hồ thủy lợi là có thực, nhưng lại “đá bóng” trách nhiệm cho nhau. Có lẽ vì lý do này mà “cát tặc” vẫn hoành hành, tiếp tục “rút ruột” hai hồ thủy lợi trên địa bàn huyện Cam Lâm. 

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!