Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cách điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Như Ý - 13:57, 05/10/2024

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Để điều trị căn bệnh này bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả, an toàn nhất.

(Tổng hợp) Cách điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cây bạc hà

Bạc hà là vị thuốc thường được sử dụng trong đông y với tác dụng kích thích đổ mồ hôi nên dùng để hạ sốt. Có thể dùng bạc hà tươi trong món salad hoặc như một loại trà để giúp bạn đánh bại cảm lạnh trong mùa Đông.

Lưu ý không sử dụng bạc hà trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hay trẻ sơ sinh.

Húng quế

Cây húng quế có tác dụng tốt trong việc chống nấm và vi khuẩn có hại, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm. Loại thực vật này còn có tác dụng đẩy lùi những cơn đau đầu. Nếu ăn lá húng quế sống, các chức năng của cơ thể sẽ được tăng cường và tăng mức kháng thể cao hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể làm nước uống hay dùng hỗn hợp mật ong và húng quế để giảm mệt mỏi, điều trị cảm lạnh hay cảm cúm.

Kinh giới Oregano

Đây không chỉ là loại rau gia vị giúp mang đến hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc tuyệt vời với người bị cảm lạnh, cảm cúm, ho. Bạn có thể dùng làm trà hoặc chiết xuất lấy hơi để thành thuốc hít chữa bệnh. Nó cũng có tác dụng chống viêm, điều trị tiền liệt tuyến.

(Tổng hợp) Cách điều trị cảm lạnh từ thảo dược 1

Tía tô

Cây tía tô không chỉ chữa cảm lạnh hiệu quả mà còn rất an toàn cho sức khỏe, hạn chế được việc dùng thuốc. Bạn chỉ cần lấy 20g lá cây tía tô tươi, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.

Hoặc: Dùng tía tô tươi 15-20g , gừng tươi 6-10g , đường đỏ 20-30g. Cho gừng và tía tô cùng 300ml nước, đun sôi nhỏ lửa chừng 20 phút sau đó cho đường vào khuấy đều rồi đổ ra bát uống khi còn ấm nóng.

Hành hoa

Hành lá được xem là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả trong Đông Y. Vì hành lá có tính ấm, nên được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, giải cảm hữu hiệu. Vị cay của hành lá khi được nấu chín hoặc ăn nóng có tác dụng gây tiết mồ hôi, là phương pháp giải độc hiệu quả.

Dùng hành hoa 7 cọng, gừng tươi 6-8g, gạo nếp 80g. Gạo đổ nhiều nước nấu thành cháo. Hành thái nhỏ, gừng băm nhuyễn. Cháo chín thì cho gừng hành vào đun vài phút rồi đổ ra bát ăn nóng để ra mồ hôi.

Nước dừa

Nước dừa không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp nhiều chất điện giải cho cơ thể. Do đó, khi bị cảm lạnh, người bệnh có thể uống thêm nước dừa để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải. Ngoài ra, nước dừa còn có thành phần chứa axit caprylic và axit lauric có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn.

(Tổng hợp) Cách điều trị cảm lạnh từ thảo dược 2

Củ tỏi

Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là phương thuốc trị cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho.

Còn theo y học hiện đại, trong tỏi có chứa chất oxy hóa mạnh, có thể tiêu diệt vi rút, kháng khuẩn nên chữa cảm lạnh rất tốt. Bạn có thể dùng cách trị cảm lạnh này ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Để chữa cảm lạnh, bạn dùng tỏi tươi bóc vỏ, giã nát rồi ngửi nhiều lần, sau đó pha phần tỏi giã nát với nước và uống. Ngoài ra, bạn có thể thái lát tỏi, ngâm trong giấm khoảng 30 ngày, rồi ngậm lát tỏi trong miệng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.

Hoặc bạn có thể trộn đều tỏi đã băm nhuyễn với mật ong hòa với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần dùng 1 thìa con, một ngày uống 4-6 lần sẽ có tác dụng tốt cho việc chữa trị cảm.

(Tổng hợp) Cách điều trị cảm lạnh từ thảo dược 3

Củ nghệ

Nghệ là một trong những nguyên liệu được biết đến với khả năng chống viêm vượt trội, giúp giảm nghẹt mũi, viêm xoang mũi, từ đó, giúp người bệnh dễ thở hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng nghệ bằng cách trộn ¼ muỗng cà phê bột nghệ pha với 1 ly sữa ấm, uống hằng ngày.

Củ gừng

Dùng gừng tươi thái nhỏ cho vào tách nước nóng, để khoảng 10 phút là dùng được. Dù bạn không bị cảm cũng có thể pha cho mình một tách trà gừng tươi vì nó rất tốt cho sức khỏe và có công dụng phòng bệnh cảm.

Củ sả

Đây là cây gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn dân tộc, cũng là vị thuốc Đông y phổ biến trong dân gian. Theo Đông y, cây sả vị cay, tính ấm vào 2 kinh: Phế và vị, được dùng làm thuốc trong các chữa cảm lạnh, ho do lạnh... Dùng 5-6 củ sả tươi hoặc một muỗng sả khô hãm với nước sôi để dùng. Loại thảo mộc này có thể trong bồn tắm bằng cách đựng trong túi một lượng sả đã được cắt nhỏ rồi thả vào nước nóng.

Củ hành tây

Dùng một ít dầu ô liu nóng rưới lên hành tây đã xắt mỏng. Khi ăn hành tây sống có thể ngăn ngừa bệnh cảm. Hoặc dùng 1 củ hành tây, thái miếng, ép lấy nước uống.

(Tổng hợp) Cách điều trị cảm lạnh từ thảo dược 4

Hạt tiêu đen

Tiêu đen là loại gia vị quen thuộc được cất trữ trong nhiều nhà. Đây cũng là một loại thảo mộc giúp bạn đẩy lùi cảm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt vào những ngày giá lạnh, bạn có thể dùng cách đơn giản là cho thêm tiêu đen vào nước dùng, nước canh trong bữa ăn.

Quả chanh

Dùng nước ấm giúp làm ấm và dịu cổ họng; chanh giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng; mật ong có tác dụng kháng khuẩn. Khi kết hợp 3 nguyên liệu này, nước chanh, mật ong nóng sẽ giúp giảm đau họng, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Quả cam

Bạn cũng có thể thay thế cam bằng quýt, chanh, bưởi, kiwi hoặc uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C cũng giúp hết cảm dễ dàng nhé.

Vỏ quế

Quế vừa là một gia vị nhưng cũng là một dược liệu có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm giúp chiến đấu và ngăn ngừa cảm lạnh. Cụ thể hơn, quế được sử dụng để làm ấm cơ thể, làm giảm tắc nghẽn nhầy rõ ràng do cảm lạnh và cảm cúm.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...