Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chữa bệnh từ cây hà thủ ô trắng

Như Ý - 15:35, 29/09/2024

Cây hà thủ ô trắng còn có tên gọi khác là dây sữa bò, củ vú bò, mã liên an, khâu nước, dây mốc, cây sừng bò....có tính mát, vị đắng chát. Trong dân gian, cũng như y học cổ truyền có nhiều bài thuốc, cách chế biến hà thủ ô trắng để sử dụng chăm sóc sức khỏe con người hiệu quả nhất. Dưới đây là một số công dụng và bài thuốc dân gian có sử dụng hà thủ ô mời các bạn tham khảo.

Hà thủ ô trắng là một cây thuốc mọc hoang ở khắp những đồi núi trọc ở nước ta. Thường ưa những nơi đất đồi cứng vùng Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Hà thủ ô trắng là một cây thuốc mọc hoang ở khắp những đồi núi trọc ở nước ta. Thường ưa những nơi đất đồi cứng vùng Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Đặc điểm cây hà thủ ô trắng

Là loại cây thân leo có thể dài từ 3 - 5m. Toàn thân cây và cả quả đều có mủ trắng. Thân và phần cành có màu hơi đỏ hoặc có màu nâu đỏ khi nhìn dưới ánh nắng mặt trời. Xung quanh chúng đều có rất nhiều lông. Khi cây già đi lông sẽ rụng dần và trở nên nhẵn nhụi hơn.

Lá của cây mọc đối xứng nhau có đường vân ở giữa. Phần đầu lá nhọn như hình mũi mác dài, đáy tròn hoặc giống như nón cụt. Mặt trên và dưới của lá hà thủ ô trắng có nhiều lông nhưng mặt dưới thì lông dài hơn trên. Mỗi lá có chiều dài khoảng 12 - 14cm, rộng từ 3 - 9cm và cuống dài từ 4 - 8cm.

Hà thủ ô cũng có hoa màu nâu nhạt hoặc hơi vàng tía, có lông. Quả của cây hình thỏi dài khoảng 5 - 12cm, rộng chỉ khoảng 8mm. Hạt cây có hình dẹt, phồng ở mặt lưng, rộng 3mm, dài 3 - 7mm.

Rễ của cây dài và có màu trắng, lõi có màu trắng đục giống như củ sắn dây.

(Tổng hợp) Chữa bệnh từ cây hà thủ ô trắng 1

Công dụng của hà thủ ô trắng

Thông máu huyết, chữa tóc bạc sớm

Lá hà thủ ô có tác dụng hỗ trợ quá trình lưu thông máu huyết diễn ra suôn sẻ, nhờ đó ngăn được tình trạng bạc tóc sớm ở lứa tuổi trung niên. Nguyên nhân là do trong lá cây có chứa chất lexitin, có tác dụng tốt tới hồng cầu trong cơ thể.

Việc hỗ trợ tạo hồng cầu tốt của lá hà thủ ô sẽ mang tới hiệu quả bổ thần kinh. Đặc biệt đối với các chị em đang gặp các vấn đề sức khỏe như khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu hay khô âm đạo. Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp các bệnh về hệ thần kinh như chấn thương dây thần kinh, suy nhược thần kinh, đau nhức đầu, căng thẳng, mất ngủ, việc sử dụng lá hà thủ ô sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Tốt cho hệ tim mạch: Khi được nhắc đến hà thủ ô trắng có tác dụng gì chắc chắn không thể bỏ qua chính là tốt cho hệ tim mạch của con người, đặc biệt là người cao tuổi. Bài thuốc điều chế từ dược liệu giúp làm chậm nhịp tim, cân bằng lượng máu lưu thông, tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể, phòng tránh tình trạng thiếu máu cơ tim.

Bồi bổ thận: Theo Đông y, hà thủ ô trắng có tác dụng bổ can thận, hỗ trợ thận hư, thận yếu. Uống nước sắc hà thủ ô một thời gian theo đúng hướng dẫn, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả này. Ngoài ra, hà thủ ô trắng cũng có tác dụng kiểm soát mỡ máu, ổn định đường huyết, giảm đau nhức gân cốt.

(Tổng hợp) Chữa bệnh từ cây hà thủ ô trắng 2

Tốt cho hệ tiêu hóa: Hà thủ ô rất tốt cho hệ tiêu hóa là nhờ vào thành phần Anthranoid. Đây là nhóm hoạt chất có tác dụng co bóp và kích thích nhu động đường ruột, nhuận tràng, tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn,… Vì thế, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, táo bón, có thể sử dụng hà thủ ô để cải thiện nhưng cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Chống oxy hóa: Nước hà thủ ô trắng sắc tiết ra rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Nhờ tác dụng này mà hà thủ ô khả năng làm giảm cholesterol, chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, chống lão hóa hiệu quả.

Giúp nhuận tràng: Tác dụng đầu tiên không thể không nhắc đến của lá hà thủ ô là nhuận tràng. Khi sử dụng, dược liệu này sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nhờ đó, dạ dày và ruột sẽ hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp tiêu hóa kém hay bị táo bón cũng có thể sử dụng lá hà thủ ô để cải thiện tình trạng bệnh.

Trị mụn, ngứa ngoài da, viêm loét: Nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt, lá hà thủ ô còn được sử dụng để trị mụn. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chữa một số bệnh ngoài da như viêm da có mủ, bệnh lậu, bệnh nấm ở chân, bệnh lở loét gây sưng đau, nhiễm khuẩn. Bạn nên kiên trì sử dụng một thời gian để tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn.

Tăng cường hệ miễn dịch: Lá hà thủ ô giúp tăng cường hệ miễn dịch cực kỳ hiệu quả. Trong dược liệu này có chất enzyme Superoxide có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng có trong lá cây hà thủ ô còn giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

(Tổng hợp) Chữa bệnh từ cây hà thủ ô trắng 3

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ hà thủ ô trắng

Chữa ho gà: Dùng 6 – 12g hà thủ ô trắng sắc chung với 1,5 – 3g cam thảo. Chia thuốc thành 4 – 6 phần và uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi cảm nhận triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.

Điều trị sốt rét ngã nước do muỗi truyền: Dùng 250g hà thủ ô trắng đã được tẩm rượu sao vàng sắc chung với 100g dây thần thông, 40g thường sơn đã bỏ gân lá tẩm rượu sao vàng, 10g mã tiền chế, 40g thảo quả đập bỏ vỏ lấy nhân hạt sao thơm và 50g miết giáp tẩm giấm sao vàng. Mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì dùng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Chữa suy nhược cơ thể: Sử dụng 500g hà thủ ô trắng sao vàng hạ thổ, 1kg liên nhục, 1kg hoài sơn, 500g củ đinh lăng và 500g sâm voi. Tất cả các vị thuốc nêu trên đem sao vàng và giã nhỏ mịn. Sau đó, trộn đều với mật ong và hoàn viên. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống từ 6 – 8g. Tốt nhất nên uống kèm với nước sắc cây cối xay.

Điều trị đau lưng mỏi gối và giúp ăn ngủ được, tăng cường sức lực và bồi dưỡng cơ thể: Lấy 50g hà thủ ô trắng, 15g bố chính sâm, 50g củ sen, 50g đậu đen, 50g đỗ trọng dây, 15g ráng bay và 15g phục linh. Tất cả các vị thuốc đem phơi khô, tán mịn và viên thành viên. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần 3g.

Chữa rắn cắn: Sau khi đã hút nọc độc của rắn, người bệnh nhai và nuốt nước của lá và rễ cây hà thủ ô. Còn phần bã đem đắp lên vết thương, nơi rắn cắn.

Điều trị đau nhức xương khớp: Sử dụng hà thủ ô trắng đem phơi, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 15g. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.

(Tổng hợp) Chữa bệnh từ cây hà thủ ô trắng 4

Trị mất ngủ, buồn bực: Dùng 12g hà thủ ô, 12g đan sâm, 60g trân châu mẫu. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Trị thận yếu, đau lưng, mỏi gối, di tinh ở nam, khí hư ở nữ: Lấy 20g hà thủ ô, bạch linh, đương quy, ngưu tất, phá cố chỉ, thỏ ty tử (mỗi loại 12g). Tán bột các nguyên liệu, trộn với mật vo thành viên rồi uống 2 lần/ngày, mỗi lần 12g.

Trị huyết áp cao, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu: Dùng hà thủ ô, bạch thược, huyền sâm, sinh địa, hy thiêm thảo, sa uyển tật lê, tang ký sinh, hạn liên thảo, ngưu tất (mỗi loại 12g) rồi sắc uống hằng ngày.

Trị huyết khô, huyết hư, tóc bạc, lo lắng: Hà thủ ô, long cốt, bắc sa sâm, bạch thược, quy bản (mỗi loại 12g) sắc uống hằng ngày.

Trị sốt rét, sốt li bì nhiều ngày: Lấy 16g hà thủ ô, gừng lùi, đương quy, trần bì (mỗi loại 12g) sắc lấy nước uống.

Trị tiểu dắt, tiểu ra máu: Lấy lá hà thủ ô, lá huyết dụ với lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống, có thể hòa cùng mật ong cho dễ uống.

(Tổng hợp) Chữa bệnh từ cây hà thủ ô trắng 5

Lưu ý

Khi sử dụng hà thủ ô trắng, người bệnh cần tuyệt đối không ăn cá, rau cải, tiết canh lợn, tỏi hoặc lươn. Tốt nhất trên cách thời gian sử dụng những thực phẩm này từ 6 - 8 tiếng.

Những người bị tạng lạnh, thuốc khí hư thì không nên dùng dược liệu để điều trị bệnh.

Không sử dụng quá 20g dược liệu hà thủ ô trong một ngày để trị bệnh. Mặc dù thảo dược rất tốt nhưng việc dùng quá nhiều có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Người bệnh không nên lạm dụng quá nhiều để điều trị. Với những đối tượng bị bệnh đau nhức xương khớp kinh niên, có biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng cần áp dụng những hình thức điều trị chuyên nghiệp hơn muối mang lại kết quả như mong muốn.

Trong quá trình dùng dược liệu, nếu bạn thấy bất kỳ một biểu hiện lạ nào như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,... cần ngưng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế để thăm khám qua. Có thể bạn đã bị dị ứng với thành phần nào đó có dược liệu.

Đối tượng sử dụng thủ ô trắng tốt nhất là người trên 12 tuổi. Trẻ nhỏ có thể sẽ bị mẫn cảm với thành phần thuốc. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình có phù hợp để dùng bài thuốc từ hả thủ ô trắng hay không.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...