Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Như Ý - 16:00, 07/05/2024

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.

Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên. Ảnh minh họa
Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên. Ảnh minh họa

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi được xác định là vì virus Morbillivirus thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi có tốc độ lây lan khá nhanh và có thể bùng phát thành bệnh dịch. Căn bệnh này có thể lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… Ngoài ra, bệnh sở có thể lây gián tiếp tuy nhiên ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân, và thường có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào; hoặc những giọt này rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại… khi con người sờ vào những nơi này rồi đưa tay lên mũi, miệng thì sẽ bị lây bệnh sởi.

Khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể, kể cả hệ hô hấp và da.

(Tổng hợp) Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà 1

Triệu chứng

Khi mắc bệnh, trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày (trung bình 10 ngày).

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): Từ 2- 4 ngày với các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5- 1mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ 2- 5 ngày, thường sau khi sốt cao 3- 4 ngày, người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì tan biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ, dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân; khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

Giai đoạn phục hồi: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn xẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1- 2 tuần sau khi hết ban.

Biểu hiện có thể chỉ có sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ, phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

(Tổng hợp) Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà 2

Cách phòng tránh bệnh sởi

Việc phòng ngừa bệnh sởi là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng, đặc biệt là đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ.

Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Uống đầy đủ nước mỗi ngày.

Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.

(Tổng hợp) Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà 3

Điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ tại nhà

Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị hiện có đều hướng đến điều trị các triệu chứng, đồng thời, điều chỉnh chế độ sinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bố mẹ có thể điều trị bệnh sởi cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp sau:

Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, thuốc hạ sốt có thể giúp giảm các tình trạng trên là hạ sốt nhóm acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen sodium. Tuy nhiên, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp và cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với những đứa trẻ khác nhằm hạn chế bệnh lây lan cho người khác, bùng phát thành dịch, khó kiểm soát.

Vệ sinh thân thể cho trẻ hằng ngày. Một trong các triệu chứng của bệnh sởi là gây viêm tại mắt và miệng. Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng, nhỏ rửa mắt để tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, bạn nên tắm bằng nước ấm, xà phòng và lau người bằng khăn mềm.

Dọn dẹp, giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.

(Tổng hợp) Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà 4

Chia bữa ăn hằng ngày thành các bữa nhỏ với các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Lưu ý, thức ăn cho trẻ cần phải được nấu chín kỹ và đảm bảo vệ sinh.

Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước trái cây để bổ sung lượng nước trong cơ thể bị mất do bệnh. Nếu cần, bạn có thể mua các dung dịch bù nước (Oresol) mà không cần toa bác sĩ. Các dung dịch này chứa nước và muối theo tỷ lệ cụ thể để bổ sung chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ, đặc biệt là vitamin A. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến mắt của trẻ như loét giác mạc, mù mắt.

Cha mẹ cần lưu ý liều lượng bổ sung vitamin A như sau: Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trẻ 6-12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trong trường hợp thiếu vitamin A lặp lại sau 4-6 tuần.

Trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện và diễn biến bệnh của trẻ. Nếu các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu giảm nhẹ, ngày càng tồi tệ hơn hay trẻ sốt cao kéo dài, hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị tích cực ngay lập tức.

(Tổng hợp) Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà 5

Lưu ý

Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.

Nên tránh gió, không nên tắm quá lâu, chú ý vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Không nên kiêng nước, điều này không giúp bạn nhanh khỏi bệnh mà ngược lại sẽ ảnh hưởng đến việc vệ sinh, dẫn đến viêm da, viêm tắc mũi họng, thậm chí viêm loét hoại tử răng miệng hoặc có thể dẫn đến biến chứng loét giác mạc nếu không phát hiện kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.