Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các xã vùng sâu ở Mường Nhé đã có điện

PV - 17:21, 12/01/2018

Hết năm 2017, 100% các xã của huyện Mường Nhé (Điện Biên) có điện, 120 thôn trong tổng số 130 thôn bản được dùng điện lưới quốc gia. Trong đó, có 7.025 hộ trong tổng số 8.006 hộ có điện, đạt tỷ lệ 88%.

Trong niềm vui có điện bà Kha Thị Hớm ở bản Nậm Vì, xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé cho biết: Đã hơn nửa đời người sống trong cảnh không có điện, cuộc sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Mỗi khi đêm xuống mọi sinh hoạt của gia đình phụ thuộc vào ánh sáng yếu ớt của bóng điện nguồn thủy điện mi ni, mùa nắng thì thiếu nước còn mùa mưa thì lo lũ cuốn trôi mất máy phát. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay gia đình tôi được hỗ trợ kéo điện lưới quốc gia về đến tận nhà, đối với tôi không còn gì hạnh phúc hơn.

Vượt núi, leo đèo đưa ánh sáng về thôn bản Vượt núi, leo đèo đưa ánh sáng về thôn bản

 

Còn anh Đào Văn Đông ở bản Nậm Vì, lại có niềm vui khác: Trước đây không có điện, người dân không được nghe đài, xem ti vi nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật rất hạn chế. Khi lúa, ngô bị khô hạn, muốn bơm nước tưới phải dùng máy nổ tốn nhiều tiền mua xăng dầu. Nay bản đã có điện, bà con được sử dụng thiết bị, đồ dùng mới phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Được biết, xã Huổi Lếch được chia tách từ xã Mường Toong, huyện Mường Nhé cuối năm 2013, là xã cuối cùng chưa có điện lưới quốc gia. Vừa qua, Điện lực Mường Nhé đã thực hiện đấu nối đóng điện vào các trạm biến áp thuộc bản Nậm Pan 2, Huổi Lếch, Nậm Mỳ 1 và 2, Huổi Hính 1. Đây là dự án cấp điện nông thôn từ điện quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020.

Ông Lò Văn Toán người dân bản Nậm Pan 1, xã Huổi Lếch chia sẻ: Người dân trong xã Huổi Lếch mong điện từng ngày, trước đây chưa có điện lưới quốc gia, gia đình tôi sử dụng thủy điện nhỏ nhưng điện không ổn định mà yếu lắm, khi có mưa gió là không có điện dùng, bây giờ có điện lưới quốc gia gia đình tôi vui lắm. Tôi sẽ mua thêm các thiết bị điện để sử dụng như ti vi, nồi cơm điện, quạt điện và cả lắp thêm cái máy vi tính cho bọn trẻ nó học.

Để có dòng điện lưới quốc gia về với bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, công nhân viên ngành Điện lực Mường Nhé đã vượt qua bao khó khăn, vất vả, Đội trưởng Trần Xuân Hiệp tâm sự: Mỗi khi vào bản, đường sá đi lại khó khăn nên mọi thiết bị, vật tư phải chuẩn bị kỹ lưỡng, bởi chỉ thiếu một con ốc việc đóng điện cũng có thể chậm lại cả tuần, mà đã thông báo giờ đóng điện nếu không đúng kế hoạch bà con sẽ không vui.

Giám đốc Điện lực Mường Nhé, Bùi Quốc Trung cho biết: Thực tế cho thấy, các công trình điện ở miền núi, vùng cao cần vốn đầu tư lớn bởi địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt. Có thôn, bản được đầu tư công trình điện lên đến chục tỷ đồng song số tiền sử dụng điện mỗi tháng chỉ vài trăm nghìn đồng. Không tính tới mục tiêu kinh doanh, ngành Điện đã và đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị, đưa hệ thống điện vươn tới những thôn, bản xa xôi, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Giờ đây đồng bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Mường Nhé đã có điện quốc gia để nghe đài, xem ti vi, phục vụ đời sống hằng ngày. Điều quan trọng hơn điện sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương trong thời gian tới.

DOÃN KIÊN

Tin cùng chuyên mục