Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các nhà khoa học bác bỏ tin đồn vaccine COVID-19 gây vô sinh

PV - 15:31, 06/08/2021

Sau khi xuất hiện tin đồn vaccine COVID-19 gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới, các nhà khoa học đã bác bỏ thông tin không chính xác này.

Một cô gái được tiêm vaccine COVID-19 tại Jammu (Ấn Độ). Ảnh: AP
Một cô gái được tiêm vaccine COVID-19 tại Jammu (Ấn Độ). Ảnh: AP

Mạng xã hội tại Đức xuất hiện tin đồn vaccine COVID-19 dẫn đến vô sinh với lập luận rằng người tiêm không chỉ hình thành kháng thể với virus SARS-CoV-2 mà với cả protein cần thiết để nhau thai phát triển trong tử cung.

Các nhà khoa học đã lấy vaccine công nghệ mRNA như BioNTech-Pfizer và Moderna để phân tích. Vaccine này bao gồm “thiết kế” của một phần virus SARS-CoV-2 dựa trên dạng mRNA. Khi cơ thể người tiêm “đọc thiết kế” này sẽ tạo phiên bản protein gai và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Đáng lưu ý là cơ thể không tái hình thành phần gây hại của virus. Từ "protein nội bộ" này, cơ thể sản sinh kháng thể để chống thứ chúng coi là “sự xâm nhập” từ virus SARS-CoV-2.

Nhưng tin đồn lại cho rằng kháng thể đó tấn công cả protein có tên Syncytin-1. Đây vốn là protein giúp nhau thai hình thành trong tử cung. Những người tung tin đồn này dựa trên hình dáng nhiều tương đồng giữa protein gai và Syncytin-1.

Các nhà nghiên cứu khẳng định sự tương đồng này vô cùng nhỏ bé. Protein gai của SARS-CoV-2 bao gồm 1.273 amino acid trong khi protein Syncytin-1 bao gồm 538 amino acid. Và các nhà nghiên cứu chỉ tìm ra 5 amino acid tương đồng giữa hai protein.

Hai nhà nghiên cứu Udo Markert và Ekkehard Schleussner tại Bệnh viện Đại học ở thành phố Jena (Đức) nhấn mạnh rằng tin đồn này hoàn toàn không đúng sự thật. Họ còn khuyên mọi phụ nữ nên tiêm vaccine để bảo vệ mình trước COVID-19.

Không chỉ với nữ giới, còn có tin đồn rằng vaccine gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh điều ngược lại. Họ đã nhận thấy tinh trùng của 45 nam giới tham gia nghiên cứu không bị ảnh hưởng sau khi tiêm vaccine công nghệ mRNA.

Ông Daniel Nassau, bác sĩ tham gia nghiên cứu, tự tin rằng việc đánh giá trên số tình nguyện viên lớn hơn cũng đem lại kết quả tương tự.

Giáo sư Ranjith Ramasamy tai Đại học Miami (Mỹ), người cũng tham gia cuộc nghiên cứu kết luận: “Trái ngược với tin đồn trên mạng xã hội, vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới".

Ngoài ra, giáo sư Ranjith Ramasamy nhấn mạnh rằng virus SARS-CoV-2 có thể tác động xấu đến khả năng sinh sản của nam giới. Ông Ranjith Ramasamy nói rằng điều này không bất ngờ bởi virus Zika và quai bị cũng có tác động tương tự. Do vậy, giáo sư Ranjith Ramasamy khẳng định nam giới cần tiêm vaccine COVID-19.

Bộ Y tế Australia nhấn mạnh vaccine COVID-19 và nhiều loại vaccine khác hoạt động dựa trên cơ chế "dạy" cơ thể phát triển kháng thể với virus SARS-CoV-2. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy kháng thể hình thành từ vaccine COVID-19 gây ảnh hưởng đến việc thụ thai, bao gồm cả phát triển nhau thai. Bộ Y tế Australia cũng khẳng định rằng không có bằng chứng cho thấy vấn đề sinh sản là phản ứng phụ của các vaccine.




Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.