Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhật Bản triển khai tiêm mũi thứ ba cho người dân vào năm 2022

PV - 18:39, 03/08/2021

Chính phủ Nhật Bản dự định bắt đầu tiêm mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19 cho người dân từ năm 2022.

Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Yatsushiro, Nhật Bản, ngày 19/2/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Yatsushiro, Nhật Bản, ngày 19/2/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono, quan chức phụ trách chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, nước này sẽ sử dụng vaccine của các hãng Pfizer và Moderna để tiêm mũi thứ 3 cho người dân.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Kono cảnh báo rất khó có thể ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta chỉ bằng việc tiêm vaccine, do đó kêu gọi người dân thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản như đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc cồn diệt khuẩn.

Trong bối cảnh Nhật Bản đứng trước nguy cơ thiếu giường bệnh khi biến thể Delta đang lây lan nhanh, ngày 2/8, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến nghị các bệnh nhân COVID-19 ở Tokyo và một số khu vực khác tự hồi phục ở nhà nếu họ không bị ốm nặng hoặc không có triệu chứng nghiêm trọng.

Theo các văn bản hướng dẫn trước đó của Chính phủ Nhật Bản, về nguyên tắc, các bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng được khuyến nghị nhập viện, trong khi các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ sẽ tự hồi phục ở các cơ sở cách ly do chính phủ chỉ định. Việc tự hồi phục ở nhà chỉ giới hạn đối với những người không thể sử dụng các cơ sở cách ly.

Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng liên quan trong nội các ngày 2/8, Thủ tướng Suga Yoshihide khẳng định nước này đang nỗ lực đảm bảo giường bệnh để các bệnh nhân COVID-19 nguy kịch và những người có rủi ro cao có thể nhập viện. Ông cũng cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ y tế cho các bệnh nhân điều trị tại nhà.

Ngày 2/8, Nhật Bản ghi nhận thêm 8.393 ca nhiễm mới trên toàn quốc, tăng 3.704 ca so với một tuần trước đó. Đây là ngày đầu tiên trong 5 ngày qua, số ca nhiễm mới ở nước này giảm xuống dưới ngưỡng 10.000 ca/ngày. Hai tỉnh có số ca mắc mới tăng cao kỷ lục là Kanagawa (1.686 ca) và Fukushima (136 ca). Số bệnh nhân nặng trên toàn quốc tăng 13 ca lên 704 ca.

Cùng ngày, Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 thông báo đã ghi nhận thêm 18 trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến sự kiện thể thao này. Trong số ca mắc mới được ghi nhận có một động viên bơi nghệ thuật của Hy Lạp, đang lưu trú tại Làng vận động viên, trong khi những người mắc còn lại gồm các nhà thầu, quan chức tham gia hỗ trợ giải đấu, nhân viên tình nguyện và nhân viên truyền thông. Như vậy, kể từ khi Olympic Tokyo 2020 khởi tranh từ ngày 23/7 cho tới này, đã có 294 ca mắc COVID-19 là vận động viên, quan chức, nhân viên tình nguyện… trong sự kiện thể thao này.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.